Khi mắc bệnh Crohn nên ăn gì là thắc mắc của không ít người bệnh. Bệnh gây ra tình trạng viêm ruột vì vậy chế độ ăn uống cần hết sức cẩn thận để không ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Ăn uống đúng cách còn góp phần làm giảm các triệu chứng khi mắc bệnh.
Bạn đang đọc: Bệnh Crohn nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
1. Tổng quan về bệnh Crohn
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh Crohn nên ăn gì thì chúng ta cần hiểu rõ Crohn là bệnh như thế nào. Bệnh Crohn ruột có thể xảy ra ở bất cứ đoạn nào của đường tiêu hóa. Tình trạng viêm khiến giảm hấp thu dinh dưỡng, sụt cân và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.
Hiện nay vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Một số giả thiết đưa ra: Bệnh có thể do tác động của hệ miễn dịch, chế độ ăn uống, yếu tố tâm lý, bệnh di truyền.
Bệnh Crohn cũng là một trường hợp đặc biệt khi hiện nay vẫn chưa tìm ra cách điều trị bệnh khỏi hoàn toàn. Phần lớn các biện pháp nội khoa chỉ có thể giúp làm giảm triệu chứng, kiểm soát biến chứng. Một số trường hợp bệnh nặng cần can thiệp ngoại khoa.
Crohn là bệnh lý thường gặp ở hệ tiêu hóa
2. Bệnh Crohn nên ăn gì?
Chế độ ăn uống và thói quen không tốt có ảnh hưởng mật thiết tới bệnh lý này. Ăn uống đúng cách không thể chưa khỏi bệnh nhưng sẽ phần nào giúp cải thiện tình trạng viêm. Đồng thời chúng còn hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng. Các loại thức ăn nên bổ sung khi bị bệnh.
2.1. Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc nguyên hạt thường mang lại nhiều lợi ích vì giàu chất dinh dưỡng và chất xơ. Chế độ ăn uống nhiều chất xơ sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Crohn. Tuy nhiên khi bệnh đang gây ra tình trạng tiêu chảy thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn phù hợp. Thời điểm này có thể bệnh nhân sẽ được khuyên giảm chất xơ trong chế độ ăn uống. Các loại ngũ cốc phù hợp: Cơm, khoai tây, yến mạch, bánh mì không chứa gluten.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra lượng chất xơ nhiều không gây gia tăng triệu chứng vì vậy bạn có thể yên tâm bổ sung ngũ cốc.
2.2. Bệnh Crohn nên ăn gì? Hoa quả và các loại rau
Hoa quả và trái cây vốn là nguồn cung cấp lượng vitamin lớn cho cơ thể. Đôi khi chứng có thể gây vấn đề do có hàm lượng chất xơ không hòa tan cao. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể chế biến rau quả theo cách khác như: Hấp hoặc nướng thực phẩm để chúng dễ tiêu hóa hơn. Bạn cần lưu ý: Trong quá trình chế biến có thể làm mất một số loại enzyme tan trong nước hoặc các loại vitamin.
Các loại rau và trái cây nên ăn: Bí đao, bí ngô, chuối, nước ép hoa quả, rau củ đã nấu chín, ớt chuông,….
Bệnh Crohn nên ăn gì? Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
2.3. Nghệ
Chất curcumin trong nghệ giúp giảm thiểu bùng phát bệnh Crohn. Chất có đặc tính chống viêm, làm liền niêm mạc. Vì vậy bạn cần tăng cường dùng bột nghệ hoặc nghệ tiêu trong chế biến thức ăn.
2.4. Protein
Khi mắc bệnh Crohn bạn nên lựa chọn các loại protein ít chất béo như: Thịt lợn nạc, đậu phụ, các loại cá, trứng, bơ đậu phộng,… Các loại thực phẩm này giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn các loại thịt đỏ.
2.5. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Người bị bệnh Crohn có thể uống sữa động vật mà không gặp bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cơ thể không dung nạp sữa tốt. Vì vậy bạn cần sử dụng các sản phẩm thay thế cho sữa như: Phô mai, sữa chua,…
2.6. Vitamin và chất bổ sung
Đôi khi các loại thực phẩm vẫn chưa thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy bạn có thể sử dụng thêm các loại vitamin tổng hợp để bổ sung trực tiếp. Các chất bổ sung giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng do ruột non bị viêm không thể hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm.
Cần bổ sung canxi trong trường hợp bạn không thể uống sữa. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn có thể bổ sung các chất như: Vitamin B12, vitamin D, folate, vitamin tan trong chất béo (A,D,E,K). Đây là một số chất thường hay thiếu hụt của cơ thể.
Việc bổ sung các loại dưỡng chất là cần thiết nhưng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Bổ sung sai cách hoặc quá liều sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.
2.7. Men vi sinh
Men vi sinh chứa các lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời chúng còn làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Bạn nên bổ sung men vi sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Tìm hiểu thêm: Ngứa hậu môn sau mổ trĩ
Sữa chua có lợi cho sức khỏe
3. Khi bị bệnh Crohn không nên ăn gì?
Vì Crohn là bệnh lý thuộc hệ tiêu hóa vì vậy bạn cần hạn chế ăn một số loại thực phẩm dễ gây tổn thương dạ dày như:
3.1. Hạn chế thực phẩm chứa gluten
Một số loại ngũ cốc có thể làm gia tăng triệu chứng cần hạn chế: Bánh mì nguyên cám, lúa mạch đen. Bạn cũng nên tránh các ngũ cốc có gluten sẽ giúp cải thiện triệu chứng đáng kể
3.2. Các loại rau quả chưa chế biến
Rau xanh và trái cây tươi rất tốt cho cơ thể tuy nhiên chúng phải đảm bảo chất lượng tốt và cần được chế biến để dễ tiêu hóa. Một số loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa là: Cải bắp, atiso, đào, mận, bông cải xanh, táo có vỏ,…
3.3. Thịt chứa hàm lượng chất béo cao
Các loại thịt chứa nhiều chất béo có thể gây bùng phát viêm ruột. Vì vậy bạn cần hạn chế ăn một số loại thịt trong thời gian mắc bệnh. Thịt đỏ, xúc xích, thịt gia cầm sẫm màu là các loại protein cần tránh.
3.4. Bệnh Crohn nên ăn gì? Hạn chế thực phẩm từ sữa
Nhiều trường hợp người bệnh không thể dung nạp lactose trong sữa gây ra viêm ruột. Chất này khiến bạn dễ bị đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi. Các dòng sữa nguyên kem giàu chất béo, bơ,….cần hạn chế sử dụng.
3.5. Đồ uống
Khi mắc bệnh Crohn bạn cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể do nguy cơ bị tiêu chảy mãn tính. Tuy nhiên bạn chỉ nên uống nước lọc, nước khoáng, nước hoa quả, trà thảo mộc. Tuyệt đối không nên uống nhiều nước ngọt, rượu bia.
>>>>>Xem thêm: Giải thích hiện tượng trào ngược gây ho và cách khắc phục
Người bệnh nên hạn chế uống rượu bia
Mong rằng qua bài viết bạn đã biết khi bị bệnh Crohn nên ăn gì và nên hạn chế ăn gì. Ngoài thức ăn thì cách chế biến thực phẩm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng viêm ruột. Vì vậy bạn cần theo dõi các dấu hiệu của cơ thể để có cách bổ sung và chế biến thực phẩm đúng cách. Ngay cả khi các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm bạn cũng cần duy trì chế độ ăn uống khoa học.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.