Bệnh Crohn ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị 

Bệnh Crohn ở trẻ em là tình trạng viêm ruột mãn tính thường xảy ra ở trẻ độ tuổi thiếu niên. Bệnh kéo dài liên tục thuyên giảm rồi lại tái phát, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Bạn đang đọc: Bệnh Crohn ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị 

1. Bệnh Crohn ở trẻ em là tình trạng gì?

Bệnh Crohn ở trẻ em cũng tương tự như bệnh Crohn ở người lớn. Đây là một bệnh lý viêm ruột mãn tính, viêm chủ yếu xảy ra ở ruột non hoặc đoạn gần cuối hồi tràng. Một số trường hợp, vị trí viêm ruột có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí bất kỳ trên đường tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày tá tràng, ruột non, ruột già). Không chỉ vậy, bệnh Crohn còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như khớp, mắt, da.

Bệnh Crohn ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị 

Bệnh Crohn ở trẻ em là bệnh lý viêm ruột mãn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

2. Nguyên nhân gây ra và triệu chứng thường gặp của bệnh của bệnh

2.1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh Crohn ở trẻ em

Theo các chuyên gia y tế, độ tuổi trẻ mắc bệnh Crohn chủ yếu xảy ra ở độ tuổi từ 10 tuổi đến 18 tuổi. Và cho đến hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh Crohn ở cả trẻ em và người lớn đều chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng chỉ ra rằng bệnh Crohn có khả năng được kích hoạt bởi một rối loạn di truyền. Rối loạn di truyền này khi gặp điều kiện thuận lợi, ví dụ như gặp 1 đợt virus tấn công sẽ gây ra phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch trong đường tiêu hóa, làm cho miễn dịch của cơ thể không chỉ tấn công các tác nhân có hại mà tấn công luôn cả các tế bào ruột khỏe mạnh gây ra viêm.

2.2. Tổng hợp các triệu chứng của bệnh Crohn ở trẻ em

Bệnh Crohn ở trẻ em là bệnh viêm mãn tính với các triệu chứng thường bắt đầu từ từ và có thể kéo dài lâu tới hàng tháng, thậm chí hàng năm. Nhưng cũng có trường hợp trẻ chỉ sốt nhẹ và nhanh khỏi nhưng lại tái phát rất nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi. Các triệu chứng thường thấy của bệnh Crohn ở trẻ em cụ thể:

2.1. Các triệu chứng về tiêu hóa do bệnh Crohn gây ra

– Trẻ bị đau bụng, vùng đau nằm ở bụng dưới hoặc quanh rốn, cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn.

– Trẻ có triệu chứng tiêu chảy kéo dài, đi ngoài phân lỏng hoặc nước.

– Đan xen với các đợt tiêu chảy là triệu chứng táo bón xảy ra, đôi khi trẻ bị theo nôn mửa hoặc buồn nôn.

Tìm hiểu thêm: Mẹo trị ợ nóng ở bà bầu hiệu quả an toàn

Bệnh Crohn ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị 

Trẻ em bị Crohn có triệu chứng đau bụng dữ dội, tiêu chảy, buồn nôn, nôn…

2.2. Các triệu chứng khác do bệnh Crohn gây ra

– Trẻ có dấu hiệu bị sốt nhẹ liên tục, sốt theo cơn. Trường hợp trẻ bị nhiễm độc máu sẽ bị sốt cao, rét run.

– Trẻ có triệu chứng đột ngột, đau bụng dưới dữ dội, dễ nhầm với viêm ruột thừa cấp, thấy có lỗ rò ruột trong cuộc mổ khi tiến hành mổ.

– Trẻ bị đau, sưng và có khối u trong bụng khi sờ thấy, đây có thể là biểu hiện của tắc nghẽn đường ruột – một trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp.

– Trẻ bị bệnh Crohn thường sẽ bị suy dinh dưỡng do cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng và trẻ luôn cảm thấy chán ăn.

Ngoài ra, tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà cơ thể trẻ sẽ có những triệu chứng khác như đi ngoài phân có lẫn máu, viêm loét trực tràng, thiếu máu, người gầy, da xanh xao, đau đầu, trầm cảm…

Theo các bác sĩ, trẻ mắc bệnh Crohn phải trải qua các triệu chứng nghiêm trọng, sau đó các triệu chứng sẽ giảm dần. Với việc điều trị kết hợp chế độ ăn uống, sức khỏe của trẻ có thể ổn định trong vòng vài tuần hoặc một năm. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi.

3. Tìm hiểu về các phương pháp điều trị bệnh Crohn ở trẻ em

3.1. Mục tiêu điều trị bệnh Crohn

Crohn là bệnh viêm ruột mãn tính, chúng ta có nhiều cách để kiểm soát bệnh, nhưng không có phương pháp điều trị triệt để. Việc điều trị bệnh Crohn nhằm bốn mục tiêu sau:

– Kiểm soát thực phẩm, cung cấp dinh dưỡng đúng cách.

– Kiểm soát các triệu chứng sưng viêm ở đường ruột.

– Kiểm soát các triệu chứng xuất huyết trực tràng, đau bụng và tiêu chảy.

– Kiểm soát để bệnh không gây ra biến chứng bao gồm biến chứng lỗ rò và hẹp ruột (gây tắc ruột).

3.2. Điều trị cụ thể bệnh Crohn

Các lựa chọn điều trị cho trẻ bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể dựa trên nhiều yếu tố như độ tuổi, tiền sử và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể, điều trị bệnh Crohn ở trẻ em:

3.2.1. Điều trị bệnh Crohn bằng thuốc

Các loại thuốc được sử dụng để giảm tình trạng viêm nhiễm đường ruột, đồng thời giúp cải thiện tình trạng đau bụng và tiêu chảy ở trẻ. Những trường hợp trẻ có triệu chứng viêm nặng hơn có thể phải dùng đến kháng sinh hoặc phối hợp các loại thuốc điều trị.

3.2.2. Điều trị bệnh Crohn bằng chế độ ăn uống và cung cấp Vitamin

Bệnh Crohn ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị 

>>>>>Xem thêm: Vì sao nên tầm soát ung thư đường tiêu hóa?

Thay đổi tích cực trong chế độ ăn uống giúp thuyên giảm các triệu chứng mà bệnh Crohn gây ra

– Thực hiện thay đổi tích cực trong chế độ ăn uống của trẻ sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh. Các chuyên gia y tế khuyên hạn chế sữa bò, gia vị cay nóng hoặc quá nhiều chất xơ trong thực đơn sẽ tốt hơn. Ngoài ra, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn phù hợp cho trẻ.

– Vitamin có thể giúp ngăn ngừa một số triệu chứng và duy trì sự thuyên giảm của bệnh. Bạn cần cho trẻ thăm khám và chỉ định bổ sung các vitamin thiếu hụt cho con từ bác sĩ chuyên khoa.

3.2.3. Điều trị bệnh Crohn bằng phương pháp phẫu thuật

Nếu việc thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và điều trị thuốc không làm giảm các triệu chứng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ một phần ống tiêu hóa bị tổn thương hoặc để đóng lỗ rò hay phẫu thuật loại bỏ mô sẹo. Phẫu thuật giúp giảm đau, giảm các triệu chứng tốt nhất trong điều trị Crohn, nhưng chỉ mang lại kết quả tạm thời. Bệnh Crohn thường sẽ tái phát ở những nơi khác trong ống tiêu hóa.

4. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi về bệnh Crohn ở trẻ em sẽ giúp các bậc phụ huynh  trang bị thêm nhiều thông tin hữu ích. Bệnh Crohn ở trẻ là căn bệnh khá nguy hiểm vì ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường nghi ngờ bệnh Crohn, phụ huynh nên cho trẻ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *