Cùng có những triệu chứng tương đồng và cùng do virus gây nên nên cúm A và cúm thường rất khó để phân biệt. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm của 2 loại cúm này là hoàn toàn khác nhau. Vậy cúm A khác cúm thường như thế nào?
Bạn đang đọc: Bệnh cúm A khác cúm thường như thế nào?
1. Phân biệt giữa cúm thường và cúm A
Mặc dù là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên cúm thường và cúm A lại có biểu hiện khá giống nhau khiến cho nhiều người nhầm lẫn và chủ quan trong quá trình điều trị. Vì thế, việc nắm rõ cách phân biệt 2 loại cúm trên là rất cần thiết.
Cúm thông thường hay còn được gọi là cảm cúm hoặc cảm lạnh. Bệnh do hơn 200 loại virus gây ra và thường dễ mắc vào thời điểm mùa thu đông. Bệnh cảm cúm thường nhẹ, nhanh khỏi sau vài ngày và gần như không gây ra biến chứng. Ai cũng có nguy cơ mắc cảm cúm nhưng thường gặp nhất ở những người có sức đề kháng yếu như: trẻ em, người có bệnh lý nền, người già, phụ nữ mang thai… Bệnh lây theo cơ chế khi người lành tiếp xúc với người bệnh thông qua việc ho, hắt hơi, nói chuyện.
Còn đối với cúm A, bệnh gây ra bởi các virus H1N1, H5N1, H7N9. Bệnh cúm A cũng có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên đây là bệnh lý dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trong quá khứ, đã ghi nhận những trường hợp trẻ tử vong do cúm A. Cũng như cảm cúm thông thường, cúm A thường lây qua đường hô hấp khi người bệnh tiếp xúc với người lành.
Cúm A khác và cúm thường như thế nào về dấu hiệu?
2. Cúm A khác cúm thường như thế nào?
Về dấu hiệu mắc bệnh của cúm A và cúm thường, chúng ta có thể đánh giá qua những biểu hiện thường thấy như:
2.1 Cúm A khác cúm thường về triệu chứng
Với triệu chứng của cúm thường, khi mắc bệnh người bệnh thường có những biểu hiện sau:
– Chảy nước mũi và kèm theo đau đầu
– Hắt hơi, kèm theo nghẹt mũi, sổ mũi.
– Xuất hiện những cơn ho kèm sốt nhẹ.
– Người mệt mỏi, số ít người có tình trạng đau mỏi cơ…
Với bệnh cúm A, biểu hiện thường có gồm:
– Ho, đau rát cổ họng và có thể là khó thở
– Có cảm giác đau đầu, mệt mỏi
– Xuất hiện những cơn sốt cao, kéo dài trên 38.5 độ
– Đối với trẻ nhỏ con có thể bỏ ăn, chán ăn, quấy khóc
– Người bệnh cảm thấy đau nhức, mỏi cơ chân và tay…
Có thể thấy những biểu hiện của người mắc virus cúm A thường nặng hơn so với cảm cúm thông thường. Vì thế mà người mắc bệnh cúm A thường có nguy cơ cao gặp phải những biến chứng nếu không được can thiệp kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, cha mẹ cần làm gì?
Cúm A là bệnh lý dễ lây lan và nguy hiểm hơn cúm thường
2.2 Cúm A khác cúm thường về cách điều trị
Cách điều trị cúm thường
Khi mắc cảm cúm thông thường ở thể nhẹ, người bệnh có thể không cần uống thuốc mà bệnh sẽ thuyên giảm từ từ và biến mất. Tuy nhiên nếu tình trạng cúm trở nặng hoặc kéo dài, người bệnh nên tới cơ sở y tế để được kiểm tra và dùng thuốc theo đúng chỉ định.
Bên cạnh đó, khi mắc cảm cúm người bệnh có thể áp dụng một số cách sau đây để bệnh nhanh khỏi như:
– Uống nhiều nước, có thể là nước lọc, nước trái cây hoặc nước điện giải
– Hàng ngày súc miệng và vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý
– Hạn chế tối đa ăn đồ cay nóng hoặc đồ lạnh trong thời gian bị ốm
– Trong chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất như: vitamin, protein nhằm nâng cao sức đề kháng và loại bỏ virus ra khỏi cơ thể.
Đối với cảm cúm thông thường bệnh sẽ giảm và khỏi sau khoảng 3 – 4 ngày điều trị tại nhà. Sau khi khỏi người bệnh có thể sinh hoạt bình thường mà không cần lo lắng gì về những ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách điều trị cúm A
Khi mắc cúm A, người bệnh thường có biểu hiện đặc trưng là sốt cao. Lúc này người bệnh nên được sử dụng thuốc hạ sốt để hạ sốt. Tùy theo mỗi độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà liều dùng thuốc hạ sốt sẽ là khác nhau. Bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về cách dùng thuốc.
Kết hợp với việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể áp dụng một vài biện pháp sau:
– Chủ động cách ly phòng riêng khi mắc bệnh, vì cúm A lây lan rất nhanh.
– Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong thời gian mắc bệnh để sức khỏe sớm được hồi phục.
– Bổ sung nhiều nước từ trái cây tươi, hoa quả, chất bù điện giải.
– Ưu tiên sử dụng những món ăn dễ tiêu, nhiều chất như: cháo, canh, súp, đồ hầm…
Khi điều trị tại nhà đúng cách, bệnh cúm A sẽ khỏi sau 5 – 7 ngày, đối với trẻ nhỏ thời gian có thể lâu hơn. Lưu ý, đây chỉ là những cách điều trị cúm A tại nhà phù hợp cho những người mắc bệnh ở thể nhẹ. Có nghĩa là vẫn ăn uống, sinh hoạt được bình thường. Trong trường hợp người bệnh cúm A bị sốt cao liên tục, không đáp ứng thuốc hạ sốt, người bệnh bỏ ăn, chán ăn thì cần tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Bởi bệnh cúm A rất dễ gây ra những biến chứng như: viêm phổi, viêm phế quản… đặc biệt ở trẻ nhỏ.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bệnh quai bị có tái phát không?
Để giảm nguy cơ mắc cúm A cha mẹ nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của trẻ
3. Cần làm gì để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cảm cúm và cúm A?
Vì là bệnh lý lây lan qua đường hô hấp nên để hạn chế tối đa nguy cơ mắc cúm A và cảm cúm thông thường, bạn nên chú ý tới một số vấn đề sau:
– Thường xuyên vệ sinh chân tay sạch sẽ với xà phòng hoặc nước sát khuẩn tay.
– Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang tới kín mũi và miệng để giảm nguy cơ lây nhiễm.
– Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh hạn chế tối đa tới chỗ đông người.
– Nơi ở cần được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế tối đa nguy cơ bùng dịch.
– Nên ăn nhiều rau quả tươi, trái cây để cơ thể được bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất.
– Khi có dấu hiệu mắc cúm A người bệnh nên tới các cơ sở y tế để xét nghiệm và điều trị nếu cần thiết. Tránh trường hợp người bệnh chủ quan bệnh rất dễ chuyển biến nặng gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Trên đây là những thông tin lý giải cho cúm A khác cúm thường như thế nào? Bạn có thể tham khảo để biết được cách phòng tránh cũng như nhận biết dấu hiệu để có phương án điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.