Cúm A bùng phát mạnh mẽ trong thời gian gần đây, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mọi người, đặc biệt là đối với trẻ em. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với tính mạng của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh cúm A ngay trong bài viết sau đây để biết cách phòng ngừa và điều trị, bảo vệ sức khỏe trẻ toàn diện.
Bạn đang đọc: Bệnh cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa cho trẻ
1. Tìm hiểu về bệnh cúm A
1.1. Cúm A là gì?
Cúm là bệnh truyền nhiễm virus đường hô hấp cấp tính. Virus cúm có thể lây lan từ người sang người, được phân thành các nhóm chính là A, B và C. Virus cúm A là một trong số những chủng phổ biến, gây bệnh nghiêm trọng và có thể bùng phát thành đại dịch.
Cúm A thường xuất hiện phổ biến hơn trong các dịch cúm mùa. Virus cúm A có khả năng thay đổi và phân nhóm để tạo thành các chủng cúm mới. Bệnh có thể hình thành ở mọi đối tượng, tuy nhiên, trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn, triệu chứng nặng hơn và nguy cơ biến chứng cũng cao hơn.
1.2. Nguyên nhân của cúm A
Virus cúm A di chuyển trong không khí dưới dạng giọt bắn, dịch nhầy khi mọi người ho, hắt hơi, nói chuyện… Trẻ có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với người bị bệnh hoặc đồ chơi, quần áo, đồ dùng của người bị bệnh.
Do vậy, dịch cúm A thường bùng phát ở những nơi tập trung đông người như trường học hoặc trẻ có thể bị lây nhiễm chéo ở bệnh viện. Các bậc phụ huynh cần cẩn trọng khi cho trẻ tới trường hoặc tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa hoặc bùng dịch như hiện nay.
Virus cúm thường biến đổi liên tục và hình thành các biến chủng mới. Nếu trẻ từng mắc cúm A trước đây, cơ thể có thể tạo ra kháng thể chống lại chủng virus cúm đó. Tuy nhiên, mức độ kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian. Không phải 100% trường hợp trẻ từng mắc cúm A đều có thể miễn nhiễm ở lần tiếp theo. Nếu thể trạng của trẻ đặc biệt, nhiều bệnh lý nền thì nguy cơ mắc cao hơn và nguy cơ biến chứng cũng nặng nề hơn.
Cúm A là bệnh do virus cúm A gây ra, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ nhỏ
1.3. Triệu chứng của cúm A
Khi mắc cúm A, trẻ thường xuất hiện các dấu hiệu như:
– Ho
– Sốt cao
– Sổ mũi
– Nghẹt mũi
– Hắt xì
– Đau họng
– Đau đầu
– Mệt mỏi
– Quấy khóc
– Bỏ bữa…
Các dấu hiệu của bệnh cúm A thường rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm sốt thông thường khác. Điều này khiến phụ huynh khó nhận biết bệnh và xử trí không đúng cách.
Khi mắc cúm A, trẻ thường gặp phải tình trạng ho, sổ mũi, người mệt mỏi, chán ăn…
Đôi khi, trẻ mắc bệnh cúm A có thể tự khỏi và đào thải virus cúm ra ngoài. Tuy nhiên trường hợp như vậy là không quá nhiều, phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Phần lớn trẻ mắc cúm A cần được phát hiện sớm, xử trí kịp thời và đúng cách để ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng:
– Nhiễm trùng tai
– Tiêu chảy
– Nôn mửa
– Hen suyễn
– Viêm phổi
– Viêm phế quản
– Bệnh tim mạch…
Thậm chí, trẻ cũng có nguy cơ tử vong cao nếu cha mẹ tự ý điều trị không khoa học cho trẻ tại nhà.
2. Nguyên tắc điều trị cúm A
Trước điều trị, trẻ cần được đánh giá tình trạng sức khỏe bởi bác sĩ để xác định chủng virus gây bệnh. Các xét nghiệm thường được thực hiện đối với trẻ mắc cúm A là xét nghiệm nhanh phân tử. Chỉ mất khoảng từ 30 phút, xét nghiệm sẽ cho biết chủng loại cúm để các bác sĩ có thể điều trị đúng cách.
Tùy vào mức độ, tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng việc sử dụng một số loại thuốc kháng virus. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ, biểu hiện bệnh để đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Điều trị bằng thuốc thôi là chưa đủ, trẻ cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đủ nước để nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, giúp chống chọi với bệnh tật.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu cách trị viêm họng cho bé hiệu quả
Bệnh cúm A cần được điều trị kịp thời và đúng cách bởi bác sĩ có chuyên môn cao
3. Phòng ngừa cúm A cho trẻ
Để phòng ngừa bệnh cúm A, các bậc phụ huynh cần lưu ý thực hiện chăm sóc trẻ đúng cách thông qua việc:
– Tiêm chủng vắc xin đầy đủ cho trẻ theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng ngừa cúm A và các bệnh lý khác.
– Tắm rửa cho trẻ thường xuyên, hướng dẫn trẻ rửa tay hằng ngày, đặc biệt là khi phải tiếp xúc ở những nơi công cộng thường xuyên.
– Giữ gìn vệ sinh không gian sống sạch sẽ, vệ sinh đồ dùng cá nhân, đồ chơi và khử khuẩn núm ti của trẻ thường xuyên.
– Hạn chế để trẻ tới những nơi đông người, nơi đang bùng phát dịch cúm A.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ các nhóm chất, nhiều rau củ trái cây.
– Cho trẻ uống đủ nước, sữa… theo độ tuổi và thể trạng để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
>>>>>Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt có nguy hiểm không?
Phòng ngừa cúm A cho trẻ bằng việc tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Bệnh cúm A ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tinh thần của trẻ nhỏ. Do vậy, phụ huynh cần cẩn trọng với các biểu hiện của bệnh, đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế khi phát hiện các dấu hiệu bất thường. Đồng thời, đừng quên cho bé thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để kiểm soát sức khỏe, chủ động phòng ngừa bệnh lý.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.