Bệnh cúm mùa ở trẻ em là bệnh thường gặp và dễ lây lan. Trẻ mắc cúm mùa được phát hiện và điều trị càng sớm thì bệnh càng nhanh khỏi. Trái lại, nếu trẻ cúm mùa không được điều trị kịp thời, bệnh rất dễ biến chứng khôn lường. Do đó, các gia đình có trẻ mắc bệnh cúm mùa tuyệt đối không thể chủ quan.
Bạn đang đọc: Bệnh cúm mùa ở trẻ em: 4 điều mẹ cần biết
1. Thời điểm bé hay bị mắc bệnh cúm mùa
Bệnh cúm mùa ở trẻ em được hiểu là một bệnh truyền nhiễm theo đường hô hấp cấp tính. Bệnh do virus cúm có tên là influenza virus gây ra.
Bệnh cúm mùa ở trẻ em xảy ra phổ biến vào mùa đông và mùa xuân
Ở Việt Nam, bệnh cúm mùa lưu hành quanh năm. Trẻ em, hay thậm chí người lớn, có thể mắc cúm mùa vào bất cứ thời điểm nào. Nhưng bệnh xảy ra phổ biến, dễ thành dịch hơn vào mùa đông và mùa xuân, cụ thể là từ tháng 3-4 và tháng 9-10 hằng năm.
Bệnh cúm mùa hiện được chia làm 03 loại:
– Cúm A. Đây là loại bệnh cúm mùa nguy hiểm nhất. Cúm A bao gồm các chủng gây bệnh như: A(H5N1), A(H3N2), A(H1N1)…
– Cúm B. Loại này do 1 chủng duy nhất, lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc.
– Cúm C. Loại này cũng giống với cảm lạnh thông thường.
2. Triệu chứng cho thấy trẻ đã mắc cúm mùa
Từ thực tế cho thấy, các triệu chứng ban đầu ở trẻ mắc cúm mùa rất giống với bệnh cảm lạnh thông thường. Thế nhưng, sau vài ngày, các triệu chứng của bệnh cúm mùa sẽ rõ rệt và nghiêm trọng hơn bệnh cảm lạnh bình thường.
Sau thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày, trẻ mắc virus cúm mùa dần xuất hiện những triệu chứng ban đầu. Cụ thể như:
– Trẻ xuất hiện những cơn sốt nhẹ, người có cảm giác ớn lạnh;
– Trẻ cảm thấy nhức đầu, đau nhức cơ bắp, thậm chí có thể bị chóng mặt;
– Trẻ mắc cúm mùa ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi;
– Trẻ bị ho, đau họng;
– Trẻ bị chảy nước mũi, đau tai, mất sức, buồn nôn…
– Một số trẻ cúm mùa còn có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.
Đa phần các trường hợp trẻ mắc cúm mùa được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm hẳn sau 5 ngày. Dù vậy, trẻ vẫn ho và cơ thể vẫn uể oải, mệt mỏi.
Tuy nhiên, trẻ có thể hết bệnh sau 7-14 nếu được hỗ trợ điều trị tốt. Các dấu hiệu như ho hay mệt mỏi cũng biến mất hẳn.
Song ngược lại, nếu người lớn chủ quan, trẻ không được chăm sóc tốt và điều trị kịp thời, bệnh sẽ khó điều trị hơn và lâu khỏi hơn. Thậm chí, trẻ cúm mùa khi này còn có thể gặp biến chứng nặng, nguy hiểm khôn lường.
3. Bệnh cúm mùa ở trẻ em có thể gây biến chứng nguy hiểm
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cảnh báo, cúm mùa là một bệnh dễ lây lan và bùng thành dịch. Bệnh thường lây truyền thông qua giọt bắn của người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện… Thậm chí người khỏe mạnh tiếp xúc với đồ vật dính giọt bắn của người bệnh cũng dễ mắc bệnh. Do đó, các gia đình có trẻ nhỏ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc môi trường đông người và nên vệ sinh nhà cửa, đồ vật trong nhà thường xuyên.
Trẻ khi mắc cúm mùa nếu không được điều trị kịp thời bệnh dễ tiến triển nặng dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng trẻ mắc cúm mùa có thể gặp phải bao gồm:
– Trẻ sốt cao, khó thở, môi tím tái… Các dấu hiệu này cho thấy tình trạng của bé nặng hơn, khó điều trị hơn. Thời gian điều trị bệnh vì thế cũng kéo dài hơn;
– Trẻ bị viêm xoang, viêm tai, viêm khớp, hen phế quản, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch…
– Trẻ có thể bị phù phổi do suy tim, biến chứng này dễ gây tử vong;
– Trẻ bị hội chứng Reye. Đây là biến chứng rất nặng, tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao. Biến chứng này thường gặp ở trẻ 2-16 tuổi.
Lưu ý rằng, nhiều nghiên cứu chỉ đã chỉ ra: trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ béo phì, suy dinh dưỡng, bị hen phế quản, bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh… là những đối tượng dễ mắc cúm mùa hơn. Các đối tượng này nếu mắc cũng dễ biến chứng nặng hơn. Vì thế, với bác bé thuộc trường hợp này, bố mẹ càng phải cẩn thận khi con mắc cúm mùa.
4. Hướng dẫn điều trị bệnh cúm mùa cho trẻ đơn giản mà hiệu quả
Trẻ nhỏ khi mắc cúm mùa, bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để xác định trình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, các bố mẹ cũng cần chăm sóc con tích cực và triển khai các biện pháp phòng bệnh cho con để hạn chế bệnh tái lại.
4.1. Cách điều trị cho trẻ mắc bệnh cúm mùa
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cúm mùa, bố mẹ nên đưa con đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Tại đây, bé sẽ được bác sĩ thăm khám và lên lên phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp từ A-Z về sốt siêu vi ở trẻ em
Trẻ mắc cúm mùa nên được cho đi khám bác sĩ
Lưu ý rằng, thủ phạm gây cúm mùa ở trẻ là do virus. Kháng sinh không hề có tác dụng diệt virus. Vì thế, các bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh để trị bệnh cúm mùa cho con. Cách này lợi bất cập hại, gây nên tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ.
Song song với đó, khi mang con về điều trị tại nhà, bố mẹ cần có chế độ chăm sóc con hợp lý:
– Đảm bảo cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng bác sĩ đã kê;
– Vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ bằng nước ấm;
– Cho trẻ ăn uống đầy đủ với khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng. Trẻ khi mắc bệnh cúm mùa cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Do đó, bố mẹ có thể chế biến thức ăn dạng lỏng và chia nhỏ bữa ăn để bé tiêu hóa tốt hơn. Khẩu phần ăn của trẻ nên đầy đủ cả 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất béo, đạm và vitamin.
– Cho trẻ nhập viện ngay khi bé xuất hiện các dấu hiệu bất thường: sốt cao > 38,5 độ C từ 3 ngày liên tiếp; trẻ bỏ ăn và nôn nhiều; trẻ có dấu li bì, co giật…
4.2. Áp dụng các biện pháp phòng cúm mùa sau khi trẻ đã khỏi bệnh
>>>>>Xem thêm: Điều trị sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em
Tiêm vaccine là cách phòng ngừa bệnh cúm mùa cho trẻ hiệu quả
Cúm mùa là bệnh trẻ có thể mắc đi mắc lại nhiều lần. Trẻ sau khi khỏi bệnh hoàn toàn có thể tái lại. Nếu điều này xảy ra thì rất nguy hiểm, nguy cơ biến chứng nặng cao. Vì thế sau khi trẻ đã điều trị khỏi bệnh cúm mùa, bố mẹ bên áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho con:
– Tiêm vaccine ngừa cúm mùa cho các bé. Đây là biện pháp phòng ngừa tốt hiện nay. Áp dụng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
– Không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh cúm mùa.
– Hạn chế cho trẻ đi tới nơi đông người. Nếu phải ra ngoài, bố mẹ nên cho bé đeo khẩu trang thật cẩn thận.
– Chú ý vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày.
Các bố mẹ đang có nhu cầu tiêm chủng phòng ngừa cúm mùa cho con có thể liên hệ ngay Phòng tiêm chủng của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để tư vấn chi tiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.