Bị bất cứ bệnh gì về tuyến giáp đều ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Vậy bị bệnh cường giáp có sinh con được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Bệnh cường giáp có sinh con được không?
Bệnh cường giáp là gì?
Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ, hẹp nằm ở cổ, tiết ra các loại hormone rất quan trọng. Cường giáp (hay còn gọi là bướu cổ) là tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hormone T3 và T4 khiến bệnh nhân trao đổi chất mạnh, giảm cân đột ngột, tim đập nhanh hoặc không đều, ra nhiều mồ hôi. Người bệnh lúc nào cũng rơi vào trạng thái căng thẳng, khó chịu.
Cường giáp là căn bệnh ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản và khả năng sinh sản của cả nam lẫn nữ.
Bệnh cường giáp có sinh con được không?
Phụ nữ bị cường giáp sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Cường giáp khiến hormone nữ tiết ra nhiều hơn, tác động lên buồng trứng và hệ thống nội tiết. Nếu bị cường giáp trong độ tuổi dậy thì thì chức năng kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc bị mắc bệnh cường giáp sẽ khiến chị em khó có thai hơn bình thường. Nếu mang thai, phụ nữ bị cường giáp sẽ đối mặt với nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Tham khảo bài đọc sau: Kinh nguyệt không đều ở tuổi 18
Phụ nữ bị cường giáp sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, làm giảm khả năng thụ thai.
Nam giới bị cường giáp thì số lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của tinh trùng bị suy giảm, dẫn tới khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Một số chuyên gia còn nói rằng nam giới bị cường giáp có lượng testosterone và gonadotropin cao hơn bình thường, gây hại cho tinh trùng.
Mặc dù bệnh cường giáp ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của cả nam lẫn nữ giới nhưng bệnh này trị dứt điểm được. Chỉ cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chị em sẽ nhanh chóng khỏe lại. Nếu muốn mang thai, chị em cần trị dứt điểm bệnh cường giáp và có em bé sau 6 tháng khỏi bệnh hoàn toàn. Đây là thời điểm phù hợp để cơ thể người bệnh phục hồi, cơ quan sinh sản chuẩn bị tốt cho quá trình thụ thai, mang thai và sinh bé.
Mang thai bị bệnh cường giáp có nguy hiểm không?
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Mẹ bầu bị cường giáp sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như sảy thai, đẻ non, sinh con dị tật…
Như đã nói ở trên, mẹ bầu bị cường giáp sẽ ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Nếu không được được trị dứt điểm, mẹ bầu có thể gặp các biến chứng như: sảy thai, tiền sản giật, suy tim, bong nhau non, sinh non…
>> Tìm hiểu: Tiền sản giật khi mang thai
Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị cường giáp rất thấp (0,5%). Nếu bệnh nhẹ thường không cần điều trị bởi trong thai kỳ, mẹ cũng có nhu cầu cần nhiều hormone hơn.
Mẹ bầu bị cường giáp sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng giáp liều thấp để ngăn tuyến giáp không sản xuất dư thừa hormone thyroxin. Nhưng thông thường, các mẹ sẽ phải hạn chế dùng thuốc bởi thuốc điều trị bệnh tuyến giáp có thể gây dị tật cho thai nhi.
Nếu điều trị bằng thuốc không có tác dụng, mẹ có thể được chỉ định phẫu thuật tuyến giáp. Thủ thuật sẽ được tiến hành ở tam cá nguyệt thứ hai bởi nếu làm ở 3 tháng đầu dễ gây sảy thai, 3 tháng cuối có nguy cơ gây sinh non.
Các mẹ bầu thường sẽ không được chỉ định điều trị bằng phóng xạ i ốt bởi phương pháp này gây hại cho thai nhi.
Mẹ bầu điều trị cường giáp trong thai kỳ sau khi sinh bé xong vẫn cần tiếp tục theo dõi và trị dứt điểm bệnh. Không chỉ mẹ mà cả bé cũng phải được kiểm tra để kịp thời phát hiện những biến chứng nếu có trong quá trình dùng thuốc trong thai kỳ.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn làm sạch mảng bám trên răng tại nhà
Chị em nếu bị cường giáp nên trị dứt điểm bệnh, 6 tháng sau đó mới có thai trở lại.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh cường giáp, tác hại của bệnh đối với các mẹ bầu và cách điều trị. Nếu các mẹ còn thắc mắc gì về bệnh này hoặc bất cứ vấn đề thai sản nào, vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 55 88 92 của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được hỗ trợ miễn phí.
Xem thêm
>> Bố mẹ bị viêm gan B có sinh con được không?
> Yếu sinh lý có sinh con được không?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.