Bệnh cường giáp nên ăn gì? Đừng bỏ qua những loại thực phẩm

Rất nhiều người bị mắc bệnh cường giáp băn khoăn không biết bệnh cường giáp nên ăn gì? Các loại thực phẩm nào tốt cho người mắc bệnh cường giáp? Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh hay không có tác dụng ngăn chặn chứng cường giáp nhưng với một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp cùng những thực phẩm sau đây có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh cường giáp.

Bạn đang đọc: Bệnh cường giáp nên ăn gì? Đừng bỏ qua những loại thực phẩm

Các loại thực phẩm người bị bệnh cường giáp nên ăn

Các loại quả mọng

Bệnh cường giáp nên ăn gì? Đừng bỏ qua những loại thực phẩm

Trái cây mọng rất tốt cho người mắc bệnh cường giáp

Người mắc bệnh cường giáp nên ăn các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, … vì các loại quả này có chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, giúp cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe hơn, giảm bớt các triệu chứng cường giáp.

Rau cải

Các loại rau cải xanh rất tốt cho tuyến giáp, chúng có thể giúp làm giảm lượng hormone do tuyến giáp sản xuất ra. Các loại rau cải bạn nên ăn gồm súp lơ, cải xoăn, bắp cải.

Cá hồi

Bệnh cường giáp nên ăn gì? Đừng bỏ qua những loại thực phẩm

Cá hồi tốt cho người mắc bệnh cường giáp. (ảnh minh họa)

Cá hồi giàu Vitamin D và Omega-3 giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp. Đây là một dưỡng chất thiết yếu phối hợp với canxi để ngăn ngừa chứng loãng xương do hội chứng cường giáp gây ra. Khi có thể bạn không tự sản sinh ra các axit béo, do đó cần dunh nạp từ thực phẩm, nếu không ăn cá, bạn có thể hấp thu vitamin D từ trứng và nấm, omega-3 từ quả óc chó, dầu ô liu.

Sữa chua

Cường giáp nếu không được điều trị, có thể dẫn đến suy yếu xương và lâu dần gây ra tình trạng loãng xương. Do đó để giúp ngăn chặn điều này, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu canxi như sữa chưa, hoặc các chế phẩn khác từ sữa như phomat, sữa,..

Bị bệnh cường giáp nên “hạn chế ăn” các loại thực phẩm sau đây

Thực phẩm giàu i-ốt

Người bị cường giáp nên hạn chế ăn các nhóm thực phẩm có chứa nhiều i-ốt như muối i-ốt, rong biển, tảo, một số loại hải sản,… vì i-ốt có trong các loại thực phẩm này sẽ làm tăng khả năng hoạt động của tuyến giáp, gia tăng tình trạng cường giáp.

Thực phẩm có nhiều đường

Tìm hiểu thêm: Amidan bị sưng là bệnh gì? Và cách khắc phục

Bệnh cường giáp nên ăn gì? Đừng bỏ qua những loại thực phẩm

Bệnh cường giáp nên hạn chế ăn các đồ ăn ngọt như kẹo mứt,… (ảnh minh họa)

Người bị cường giáp có các dấu hiệu rối loạn chuyển hóa carbohydrate do đó ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết trong cơ thể. Vì vậy người mắc bệnh cường giáp nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như: nước ngọt, nước trái cây, kẹo mứt,..

Các chất kích thích

Các chất kích thích như café, rượu bia khiến tuyến giáp tiết quá nhiều hormone giáp làm nặng thêm tình trạng dư thừa hormon này. Việc sử dụng bia rượu và các đồ uống có cồn còn làm hạn chế sự hấp thu canxi, làm nặng thêm tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi ở người bị cường giáp và gây biến chứng loãng xương.

Các loại chất béo “xấu”

Những chất béo bão hòa có trong thịt đỏ, các thực phẩm chiên xào hoặc qua chế biến nhiều lần như khoai lang chiên, khoai tây chiên,… khiến tăng lượng LDL-Cholesterol – cholesterol “xấu” trong cơ thể và ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc điều trị cường giáp. Do đó người bị bệnh cường giáp nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thực phẩm này.

Khám và điều trị cường giáp ở đâu?

Bệnh cường giáp nên ăn gì? Đừng bỏ qua những loại thực phẩm

>>>>>Xem thêm: Bác sĩ hướng dẫn cách xử lý khi trẻ nhỏ nuốt nghẹn thức ăn

Chuyên khoa Nội tiết Hệ thống Y tế Thu Cúc là địa chỉ thăm khám uy tín được nhiều người tin tưởng và lựa chọn.

Chuyên khoa Nội tiết – Hệ thống Y tế Thu Cúc là đơn vị uy tín trong việc thăm khám và điều trị nhiều bệnh nội tiết trong đó có bệnh cường giáp.

Chuyên khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, trên 30 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, với phác đồ điều trị tiên tiến cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chẩn quốc tế ISO 15189:2012 giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *