Cường giáp là bệnh khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt ở nữ giới. Bệnh cường giáp nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết ra sao là vấn đề được đông đảo bạn đọc quan tâm.
Bạn đang đọc: Bệnh cường giáp: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng sản xuất hormon tuyến là thyroxin và triiodothyronin. Tuyến giáp đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Trong cường giáp, lượng thyroxin của tuyến giáp quá nhiều trong cơ thể thúc đẩy sự trao đổi chất được tăng cao đến mức độ bất thường.
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng sản xuất hormon tuyến là thyroxin và triiodothyronin.
Nguyên nhân cường giáp
Basedow (Bệnh Grave) là nguyên nhân thường gặp nhất của cường giáp, đặc biệt ở các bệnh nhân trẻ tuổi. Bên cạnh đó, bướu đa nhân độc là một nguyên nhân gây cường giáp thường gặp ở người cao tuổi. Các nguyên nhân ít gặp của cường giáp bao gồm:
- Cường giáp do các chế phẩm có chứa iod (thường do tích lũy của các thuốc như amiodaron hoặc thuốc cản quang trong chẩn đoán hình ảnh)
- Adenoma tuyến giáp, viêm tuyến giáp bán cấp (bướu mềm đau, có cường giáp thoáng qua)
- Viêm tuyến giáp không đau (bướu chắc, có cường giáp thoáng qua, thường gặp nhất trong thời kỳ hậu sản)
- Cường giáp giả tạo (do uống hormon tuyến giáp).
- Tiền sử gia đình mắc bệnh: cường giáp, đặc biệt là bệnh Graves, có xu hướng gia đình và phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới. Nếu một thành viên khác trong gia đình bạn bị bệnh tuyến giáp, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về điều này để bác sĩ đưa ra tư vấn phù hợp cho bạn.
Tìm hiểu thêm: Ung thư phổi di căn có lây không?
Viêm tuyến giáp không đau có thể dẫn tới cường giáp
Dấu hiệu nhận biết bệnh cường giáp
Những người mắc bệnh cường giáp thường có các dấu hiệu dưới đây:
- Căng thẳng: bệnh nhân cường giáp thường dễ bị căng thẳng, khó chịu. lo lắng kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
- Vận động kém: người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi và yếu sức, gây giảm sức lao động và vận động.
- Khó ngủ: bạn gần như không thể để đi vào giấc ngủ ngay khi nằm xuống, không thể ngủ yên suốt đêm và thường thức dậy quá sớm hơn cả thói quen hàng ngày.
- Nhịp tim nhanh: thường thấy loạn nhịp tim hoặc đánh trống ngực, bồn chồn, lo lắng và thậm chí là khó thở.
- Thân nhiệt cao: bệnh nhân cường giáp còn tăng nhạy cảm với nhiệt, thân nhiệt luôn ở mức cao hơn bình thường do tăng mức chuyển hóa cơ sở.
- Cường giáp còn gây tăng nhu động ruột khiến người bệnh đi tiêu nhiều lần thậm chí có thể gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài.
- Run: run tay và các ngón tay cũng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân cường giáp.
>>>>>Xem thêm: Các loại thảo dược trị u nang buồng trứng hiệu quả
Nhiều bệnh nhân còn thấy rằng họ bị run tay và các ngón tay.
- Phì đại tuyến giáp: trong một số trường hợp, tuyến giáp có thể mở rộng ra. Kết quả là, cổ của người bệnh xuất hiện tình trạng sưng to, được gọi là “bướu cổ”.
- Biến đổi chu kỳ kinh nguyệt: ở nữ giới
- Giảm cân đột ngột dù thèm ăn ơn, ngay cả khi sự ngon miệng và chế độ ăn uống vẫn bình thường hoặc thậm chí tăng.
- Ra mồ hôi nhiều hơn.
Tùy từng trường hợp cường giáp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Điều trị cường giáp thường là phương pháp nội khoa: sử dụng các loại thuốc kháng giáp tổng hợp, một số trường hợp có thể sử dụng thêm các loại thuốc ức chế beta giao cảm, thuốc an thần… Thời gian điều trị kéo dài từ 4-6 tháng. Bệnh có thể thuyên giảm khi điều trị được khoảng hai tuần. Một số trường hợp, nếu bướu cổ to, bệnh tái phát hay vì lý do thẩm mỹ, các yếu tố xã hội nghề nghiệp, bệnh nhân có thể được phẫu thuật để giải quyết bệnh nhanh và triệt để hơn. Với những bệnh nhân trên 40 tuổi, không còn sinh đẻ, có thể sử dụng Iode đồng vị phóng xạ để điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.