Mỗi người mắc bệnh đại tràng biểu hiện khác nhau. Hiện nay có khoảng 20% dân số Việt Nam mắc bệnh về đại tràng. Đây là con số đáng lo lắng vì nhận thức về bệnh đại tràng của người dân còn hạn chế. Bệnh đại tràng là bệnh phổ biến nhưng cách điều trị và phòng ngừa bệnh vẫn chưa được thực hiện đúng cách.
Bạn đang đọc: Bệnh đại tràng biểu hiện và các kiến thức cần biết
1. Bệnh viêm đại tràng là gì?
Trước khi tìm hiểu về bệnh đại tràng biểu hiện bạn cần hiểu bệnh đại tràng là gì? Bệnh đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương trên niêm mạc đại tràng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương nhẹ hoặc nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Đại tràng là bộ phận tổn thương nhất trong hệ tiêu hóa.
Viêm đại tràng là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng phổ biến nhất
Biểu hiện khi bị bệnh đại tràng ở mỗi người khác nhau vì vậy mọi người cần hiểu rõ về các dấu hiệu nhằm giúp nhận biết bệnh sớm. Một số trường hợp bệnh có triệu chứng mờ nhạt, không rõ ràng. Tuy nhiên phần lớn người bệnh thường có các dấu hiệu như:
2.1 Bệnh đại tràng biểu hiện rối loạn tiêu hóa
Bệnh nhân bị viêm đại tràng biểu hiện thường gặp là rối loạn tiêu hóa. Người bệnh có biểu hiện: Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,..Đây cũng có thể là các dấu hiệu liên quan tới bệnh lý khác ở trực tràng, dạ dày. Người bệnh cần theo dõi thêm các biểu hiện để có kết luận chính xác.
2.2 Bất thường trong đại tiện
Người bệnh sẽ thấy có những bất thường trong việc đại tiện. Cụ thể:
– Thay đổi thời gian đi ngoài: Nếu trước đây người bệnh thường đi ngoài vào buổi sáng thì khi bị bệnh họ sẽ buồn đại tiện bất cứ lúc nào trong ngày
– Tiêu chảy: Người bệnh sẽ đi ngoài nhiều lần trong ngày với số lượng nhiều hoặc ít tùy thuộc vào tình trạng bệnh
– Phân lúc cứng lúc lỏng xen kẽ: Khi quan sát phân của người bệnh sẽ thấy phần đầu rắn và đuôi lỏng
– Thường có cảm giác muốn rặn dù vừa mới đi ngoài xong
2.3 Đau bụng
Viêm đại tràng gây ra các cơn đau bụng. Cơn đau bị bệnh đại tràng khác với cơn đau bụng thông thường.
– Cơn đau không tập trung ở một vị trí cụ thể mà xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau
– Cơn đau không đồng đều, lúc đau âm ỉ, lúc đau dữ dội do đại tràng co thắt
– Cơn đau tăng mạnh sau khi bệnh nhân uống bia rượu hoặc ăn đồ chua cay
Các cơn đau bụng thường gây ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Khi dùng tay ấn vào bụng sẽ cảm giác bụng chướng căng hoặc mềm. Đôi khi người bệnh có thể sờ thấy các cục u cứng nổi lên dọc theo khung đại tràng hoặc vùng bụng.
2.4 Bệnh đại tràng biểu hiện phân có lẫn chất nhầy hoặc máu
Dấu hiệu đặc trưng khi bị bệnh đại tràng là phân có lẫn chất nhầy hoặc máu. Nguyên nhân là do các vết viêm loét trong đại tràng tiết dịch nhiều hơn. Bệnh nhân có thể bị xuất huyết đại tràng và các chất nhầy sẽ theo phân ra ngoài. Lượng máu chảy nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ viêm loét.
2.5 Các dấu hiệu bên ngoài khác
Bệnh viêm đại tràng có thể nhận biết bởi một vài dấu hiệu như:
– Ăn không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược
– Sụt giảm cân đột ngột và không rõ nguyên nhân
– Mất ngủ
Viêm đại tràng không phải bệnh quá nguy hiểm tuy nhiên nó lại ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của bệnh nhân. Chính vì vậy ngay khi có các dấu hiệu ban đầu bạn cần tới các bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viện chữa trĩ tốt nhất Hà Nội hiện nay
Bệnh đại tràng biểu hiện là táo bón hoặc tiêu chảy
3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh đại tràng?
Bệnh viêm đại tràng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh do ăn uống thiếu khoa học, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, ăn nhiều thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày đại tràng, chế độ sinh hoạt không hợp lý, stress,…Tuy nhiên không phải trường hợp viêm đại tràng nào cũng có nguyên nhân rõ ràng. Đôi khi rất khó xác định được nguyên nhân gây bệnh.
4. Điều trị viêm đại tràng
Quá trình điều trị bệnh viêm đại tràng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh, thể trạng người bệnh, mức độ viêm loét,…để đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng người.
4.1 Điều trị nội khoa bệnh đại tràng
Khi bị viêm đại tràng các bác sĩ sẽ điều trị bằng một số loại thuốc như: Thuốc chống viêm, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch,…Đơn thuốc sẽ là sự phối hợp của nhiều loại thuốc để mang lại hiệu quả cao. Bệnh nhân cần thực hiện uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý dừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng.
4.2 Phẫu thuật
Trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh tiến triển nặng và xảy ra biến chứng thì người bệnh cần can thiệp bằng phẫu thuật. Đây là kỹ thuật xâm lấn gây đau đớn và rủi ro lớn vì vậy cần cân nhắc trước khi quyết định.
4.3 Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống
Ngoài ra để khắc phục tình trạng viêm loét người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Chế độ ăn nên hạn chế các sản phẩm từ sữa, uống nhiều nước, không dùng thuốc lá và bia rượu. Bệnh nhân cũng cần lên kế hoạch nghỉ ngơi và làm việc điều độ.
5. Các biện pháp phòng ngừa bệnh đại tràng hiệu quả
Mọi người cần nâng cao tinh thần bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là các biện pháp bạn cần nhớ giúp phòng tránh bệnh đại tràng hiệu quả.
– Tẩy giun định kỳ và luôn rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
– Chỉ nên ăn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và được nấu chín. Hạn chế ăn đồ sống, gỏi, tiết canh
– Không nên dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm trong thời gian dài
– Nên bổ sung các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như: Sữa đậu nành, khoai tây, thịt nạc, cá hồi,…
– Uống nhiều nước để cung cấp đủ lượng nước giúp cơ thể đẩy các chất cặn bã ra ngoài
– Hạn chế uống nước ngọt, cafe, trà, rượu bia
– Nên chia các 3 bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ. Điều này giúp làm giảm áp lực lên dạ dày đại tràng
– Không nên ăn quá no vào buổi tối hoặc ăn quá khuya sẽ khiến dạ dày phải hoạt động quá công suất gây tổn thương cho hệ tiêu hóa
– Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh để cung cấp cho cơ thể lượng vitamin và khoáng chất cần thiết
>>>>>Xem thêm: Cảnh giác trước biến chứng trào ngược dạ dày
Bổ sung thực phẩm lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa
Bệnh đại tràng biểu hiện ở mỗi người bệnh sẽ không giống nhau. Chính vì vậy mọi người cần hiểu rõ về các dấu hiệu nhằm giúp phát hiện bệnh sớm. Bệnh đại tràng được đánh giá là không quá nguy hiểm tuy nhiên vẫn cần điều trị triệt để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.