Khá nhiều người từng gặp phải căn bệnh đau đầu mờ mắt với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng đi khám và hiểu về bệnh. Những thông tin dưới đây sẽ cho biết thêm về nguyên nhân, đặc điểm và cách khắc phục căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Bệnh đau đầu mờ mắt xảy ra khi nào, cách chữa trị ra sao?
1. Thế nào là bệnh đau đầu mờ mắt?
Bệnh đau đầu mờ mắt là khi xuất hiện cơn đau đầu đi kèm với triệu chứng mắt bị mờ đi, thị lực giảm. Tình trạng này có thể chỉ tạm thời, cấp tính hoặc thường xuyên diễn ra. Đau đầu có nhiều dạng và đa số các loại bệnh đau đầu đều ảnh hưởng đến thị lực. Trong đó, đau đầu do vấn đề về huyết áp, đau nửa đầu Migraine và đau đầu cụm là các loại bệnh đau đầu gây mờ mắt phổ biến.
Khi huyết áp tăng cao hoặc xuống dưới mức bình thường, bệnh nhân dễ bị mờ mắt. Theo thời gian, tình trạng này tái phát và nặng thêm có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho các mạch máu ở võng mạc. Từ đó dẫn tới tình trạng mờ mắt, giảm thị lực nghiêm trọng, có thể dẫn đến mù lòa.
Dạng đau đầu khác cũng ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực là đau nửa đầu migraine. Đau nửa đầu migraine có thể có tiền triệu hoặc không. Với cơn đau có tiền triệu, tình trạng mờ mắt là một trong các triệu chứng tiền triệu điển hình của cơn đau nửa đầu. Ở một số người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng xảy ra trước khi cơn đau đầu kéo đến. Đây được xem như dấu hiệu cảnh báo trước của cơn đau.
Còn với bệnh “đau đầu cụm” hay còn được gọi là đau đầu Cluster. Đây là một trong các loại đau đầu nguyên phát. Dạng đau đầu này cũng tác động trực tiếp đến mắt. Người bị đau đầu cụm sẽ cảm thấy đau ở vùng hốc mắt hoặc phía bên thái dương của mắt bị đau. Cơn đau rất dữ dội thường kèm theo xung huyết kết mạc mắt. Mắt bên đau bị đỏ lên, có các triệu chứng bất thường ở đồng tử.
Ngoài các bệnh lý thông thường, chứng đau đầu mờ mắt còn có thể là biểu hiện của khối u màng não, u sàn sọ não. Vì vậy khi có triệu chứng này, người bệnh cần đi khám sớm để được chẩn đoán kịp thời.
2. Đặc điểm của tình trạng mờ mắt trong một số loại bệnh đau đầu
Với căn bệnh đau đầu migraine, bệnh nhân đau ở một bên đầu. Cũng có một số trường hợp đau khở phát ở một bên đầu, nhưng sau đó người bệnh sẽ cảm thấy đau ở cả hai bên đầu. Thời gian kéo dài cơn đau thường từ 4 giờ – 72 giờ. Ở mỗi người, cường độ cơn đau và thời gian đau từ nhẹ, vừa cho đến mạnh và kéo dài. Các triệu chứng đi kèm với cơn đau nửa đầu migraine bao gồm: buồn nôn, ói, sợ ánh sáng, sợ tiếng động.
Đặc biệt, tiền triệu bao gồm các triệu chứng về mắt. Cụ thể, bệnh nhân có thể thấy ánh sáng bất thường chạy trước mắt mình giống hình chữ Z. Hoặc đột ngột không thấy một vùng nào đó ở vùng hình ảnh mình đang nhìn. Cũng có khi bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như mờ mắt, yếu hoặc liệt tay chân, nói khó, giọng nói thay đổi…Những triệu chứng này sẽ xảy ra trước cơn đau trong khoảng 30 phút. Khi các triệu chứng, tiền triệu chấm dứt, cơn đau đầu sẽ xuất hiện.
Với bệnh đau đầu từng cụm, ngoài biểu hiện về mắt, còn có các triệu chứng đi kèm bao gồm: bệnh nhân bị nghẹt mũi, chảy nước mũi nhiều. Cơn đau đầu cụm có thể lan rộng ra phía sau đầu, đau tại gáy hoặc tai. Thời gian cơn đau kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ.
Còn với bệnh đau đầu do tăng hoặc giảm huyết áp, bệnh nhân thường bị mờ mắt kèm theo chóng mặt, đau đầu. Thậm chí người bệnh có thể bị ngất xỉu. Điều này rất nguy hiểm nếu bệnh nhân đang tham gia giao thông. Hoặc khi đang ở nơi vắng người sẽ không được phát hiện sớm để được hỗ trợ.
Tìm hiểu thêm: Điều trị sa sút trí tuệ và hướng dẫn chăm sóc người bệnh
3. ĐIều trị đau đầu mờ mắt do vấn đề huyết áp
3.1. Bệnh đau đầu mờ mắt do cao huyết áp:
Điều trị triệu chứng đau đầu mờ mắt trong trường hợp bệnh nhẹ: Nên thăm khám để xác định cụ thể mức độ tình trạng bệnh cũng như tư vấn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh có thể làm giảm đau đầu chỉ bằng việc được nghỉ ngơi thư giãn. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nặng hơn, nghỉ ngơi không có hiệu quả. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc trị đau đầu thông thường. Đồng thời có thể phối hợp thêm thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm nếu có rối loạn, bất ổn về tâm lý. Ngoài ra còn kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống thích hợp.
3.2. Bệnh đau đầu mờ mắt do huyết áp thấp:
Thăm khám đều đặn để kiểm soát tình hình bệnh. Tuân thủ chỉ định từ bác sỹ. Tránh tự ý sử dụng các thuốc có tác dụng giảm huyết áp. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp chế độ sinh hoạt có lợi: có những giấc ngủ sâu, đủ giấc và khắc phục chứng mất ngủ (nếu có). Tập thể dục thích hợp như đi bộ hàng ngày, có thể chạy bộ và bơi lội vừa sức. Bởi vì các môn này đều có lợi, giúp cho mạch máu lưu thông tốt. Người bị huyết áp thấp nên duy trì thực hiện một số bài tập thể dục buổi sáng đơn giản trong phòng thoáng khí. Ngoài ra cần có các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, có thể ăn nhẹ thêm một lần giữa bữa trưa và bữa tối.
>>>>>Xem thêm: Thiếu máu não mất ngủ: Đâu là “hung thủ” gây bệnh?
4. Điều trị bệnh đau nửa đầu migraine và đau đầu cụm
Điều trị đau nửa đầu:
Việc điều trị cơn đau nửa đầu migraine cần dùng thuốc và tâm lý trị liệu. Các nhóm thuốc để điều trị đau nửa đầu bao gồm từ những thuốc thông thường như Paracetamol cho đến những loại thuốc khác như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh. Dùng thuốc kết hợp với tâm lý trị liệu, thay đổi lối sống, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ tránh căng thẳng sẽ giúp giảm cường độ và tần suất các cơn đau đầu. Cùng với đó, chứng mờ mắt cũng sẽ giảm đi
Điều trị đau đầu từng cụm
Bệnh đau đầu từng cụm hiện vẫn chưa có cách điều trị khỏi. Vì vậy, mục đích điều trị bệnh cho đến giờ chủ yếu là làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh vẫn có cách để phòng ngừa vì bệnh xảy ra theo từng chu kỳ. Khi cơn đau đầu từng cụm xuất hiện, sau thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau như Dihydroergotamine. Octreotide, Triptans.