Bệnh đau mắt hột là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực ở mọi người. Đau mắt hột do vi khuẩn gây ra, tiềm ẩn nguy cơ lây lan thành dịch cao nên cần được nhận biết sớm và điều trị đúng cách để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Bệnh đau mắt hột: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
1. Bệnh đau mắt hột là gì?
Đau mắt hột là tình trạng viêm kết mạc, giác mạc do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Bệnh thường khởi phát âm thầm ở kết mạc sụn mi trên và kết mạc nhãn cầu ở phía trên của mắt. Nhú gai và phản ứng nhú gai khiến toàn bộ phần kết mạc có màu đỏ tấy trong giai đoạn nhiễm trùng.
Khi bị đau mắt hột, mọi người thường gặp phải các hột, chấm trắng tròn hoặc hồng nằm rải rác ở trên diện kết mạc sụn mi, cạnh các nhánh mạch máu. Hột phát triển to dần và nổi lên trên bề mặt của kết mạc, có hình bán cầu màu xám nhạt. Chúng cũng có thể xuất hiện ở các vùng rìa của giác mạc, đặc biệt là rìa trên của mắt. Khi bệnh ở mức độ nguy hiểm, các hột sẽ vỡ ra và gây sẹo khiến kết mạc co lại, tiềm ẩn nguy cơ gây viêm loét giác mạc, thủng giác mạc hoặc viêm nội nhãn… khiến thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đau mắt hột là tình trạng viêm kết mạc, giác mạc do vi khuẩn gây ra khiến mắt sưng đỏ, đau và nhạy cảm với ánh sáng
2. Nguyên nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra nên đau mắt hột có thể lây lan thành dịch khi gặp các điều kiện thuận lợi. Loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong thời gian dài ở ngoài môi trường tự nhiên.
Người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với dịch từ mắt, đồ dùng, nói chuyện… với người bệnh có thể nhiễm vi khuẩn và mắc bệnh. Những người sinh sống ở khu vực thường xuyên ô nhiễm, bụi bẩn, ẩm thấp… thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 4-6 tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh đau mắt hột rất cao.
3. Triệu chứng bệnh mắt hột
Biểu hiện thường gặp nhất ở những người bị đau mắt hột chính là sưng nề, ngứa ở hai bên mắt và mí mắt kèm tình trạng:
– Kích ứng mắt
– Chảy nước mắt
– Mắt có nhiều ghèn, gỉ
– Đau mắt
– Nhạy cảm với ánh sáng
– Nhìn mờ, khó nhìn
– Xuất hiện hột ở mắt
– Xuất hiện nhú gai
– Sẹo ở kết mạc mí mắt
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường kể trên, mọi người cần tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, tư vấn với phác đồ phù hợp, an toàn nhất để tránh nguy cơ biến chứng.
Biểu hiện thường gặp nhất ở những người bị bệnh đau mắt hột chính là sưng nề, ngứa ở hai bên mắt và mí mắt…
4. Điều trị đau mắt hột
Điều trị đau mắt hột được thực hiện với rất nhiều phương pháp, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của người bệnh theo chỉ định của bác sĩ:
4.1. Điều trị nội khoa
Điều trị đau mắt hột bằng phương pháp nội khoa thường sử dụng thuốc kháng sinh do nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn. Một số loại kháng sinh thường được sử dụng là azithromycin, erythromycin… với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
Ngoài ra, thuốc mỡ tra mắt tetracyclin 1% cũng có thể được kê đơn sử dụng để làm giảm tình trạng sưng, viêm.
Trước khi sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc để bôi quanh mắt, mọi người cần vệ sinh kỹ vùng mắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, có thể nhỏ nước mắt nhân tạo và bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất thiết yếu để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Tìm hiểu thêm: 6 Nguyên nhân mắt bị đỏ một bên nhưng không đau
Điều trị đau mắt hột bằng một số loại thuốc kê đơn bởi bác sĩ
4.2. Điều trị ngoại khoa
Khi xuất hiện lông quặm, điều trị đau mắt hột cần kết hợp phẫu thuật mổ quặm để hạn chế nguy cơ biến chứng. Phẫu thuật cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn cho mắt.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần sử dụng thuốc và chăm sóc, vệ sinh mắt đúng cách để quá trình hồi phục diễn ra nhanh.
5. Phòng ngừa đau mắt hột
Bệnh đau mắt hột có nguy cơ tái nhiễm cao nếu người bệnh không tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị và vệ sinh mắt đúng cách. Để bảo vệ sức khỏe đôi mắt cũng như ngăn ngừa biến chứng do đau mắt hột, mọi người cần:
– Vệ sinh vùng mắt sạch sẽ bằng khăn ẩm, ấm và massage nhẹ nhàng để kích thích mạch máu vùng mắt lưu thông.
– Rửa tay sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc đau mắt hột.
– Không sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu, sử dụng đồ điện tử trong bóng tối.
– Cải thiện vệ sinh không gian sống, nguồn nước, đồ dùng cá nhân…
– Đeo kính chống bụi, chống nắng trực tiếp để hạn chế làm tổn thương mắt.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng, đủ chất để tăng cường sức khỏe đôi mắt.
– Khám mắt thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như chủ động phòng và điều trị bệnh lý nhãn khoa.
>>>>>Xem thêm: Bong rách võng mạc thị lực có trở lại bình thường không?
Thăm khám sức khỏe đôi mắt thường xuyên để kiểm soát thị lực và phòng ngừa bệnh lý
Bệnh đau mắt hột ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe thị lực và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nên cần được điều trị với phác đồ phù hợp. Do vậy, bạn nên tới các cơ sở y tế chất lượng, uy tín để được thăm khám và chăm sóc đôi mắt đúng cách bởi bác sĩ nhãn khoa có chuyên môn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.