Bệnh động mạch vành là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng bệnh lý làm cho lòng động mạch vành bị hẹp lại (hoặc gây tắc nghẽn), tình trạng này còn được gọi xơ vữa động mạch.
Bệnh động mạch vành xảy ta khi lòng động mạch vành bị hẹp khiến dòng máu đến nuôi tim sẽ không đủ và dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim. Bệnh còn có một số tên gọi khác như: suy động mạch vành, thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Bạn đang đọc: Bệnh động mạch vành là gì? Điều trị ra sao?
Nguyên nhân gây bệnh động mạch vành
Bệnh còn có một số tên gọi khác như: suy động mạch vành, thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành
Việc tìm hiểu và nắm rõ nguyên nhân gây bệnh động mạch vành không chỉ có tác dụng trong điều trị, mà còn giúp loại bỏ những nguy cơ gây bệnh, có vai trò trong phòng ngừa bệnh.
Hầu hết bệnh nhân bị động mạch vành là do xơ vữa động mạch gây nên. Nguyên nhân của xơ vữa động mạch vẫn chưa được xác định rỏ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ là tăng khả năng mắc bệnh như: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu (LDL cao, HDI thấp, Triglyceride cao). Người hút thuốc lá, người có bệnh đáo=I tháo đường, béo phì, yếu tố bệnh sử gia đình, người cao tuổi,…
Hẹp lòng động mạch vành sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim, với triệu chứng đau ngực, suy tim, rối loạn nhịp tim và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp.
Khi những mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành vỡ ra sẽ làm bít tắc hoàn toàn động mạch vành và gây ra thiếu máu cơ tim cấp tính, hoại tử cơ tim – còn được gọi là nhồi máu cơ tim cấp. Tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp rất cao hoặc nếu qua khỏi thì những di chứng để lại cũng rất nguy hiểm, bệnh nhân có thể sẽ bị suy tim sau nhồi máu cơ tim, bị rối loạn nhịp tim sau nhồi máu cơ tim.
Tìm hiểu thêm: “Giờ vàng” cấp cứu bệnh nhân đột quỵ hiệu quả
Hút thuốc lá là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh
Chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành như thế nào?
Chẩn đoán dựa vào điện tâm đồ. Tình trạng thiếu máu cơ tim làm thay đổi về tính chất diện học của tim. Do đó, điện tâm đồ có thể phát hiện được những thay đổi về điện học đó.
Siêu âm tim: Thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng đến sự co bóp của tim. Thiếu máu cơ tim ở vùng nào thì cơ tim ở vùng đó sẽ bị rối loạn. Siêu âm tim cũng là một phương tiện giúp bác sĩ thấy được sự co bóp của cơ tim. Theo đó, những vùng giảm động do thiếu máu cơ tim gây ra sẽ được phát hiện bởi siêu âm tim.
Điện tâm đồ và siêu âm tim lúc gắng sức: khi lòng động mạch vànhchỉ hẹp ở một mức độ vừa phải thì triệu chứng thiếu máu cơ tim chỉ xảy ra khi gắng sức. Tức là bệnh nhân chỉ đau ngực khi gắng sức, theo đó những thay đổi về điện tâm đồ và về siêu âm tim chỉ xuất hiện khi bệnh nhân gắng sức mà thôi. Vì vậy, có rất nhiều trường hợp bị thiếu máu cơ tim nhưng điện tâm đồ và siêu âm tim hoàn toàn bình thường. Trong những trường họp này, điện tâm đồ họăc siêu âm tim cần thực hiện lúc gắng sức.
Chụp động mạch vành chọn lọc, cản quang. Phương pháp nàu được xem là tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đoán bệnh động mạch vành. Các bác sĩ sẽ nắm được tình trạng của hệ thống động mạch vành của bệnh nhân: hẹp, tắc, bao nhiêu mạch máu bị tổn thương…
>>>>>Xem thêm: Xơ vữa động mạch vành: Chớ coi thường cơn đau ngực
Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ điều trị là điều tốt nhất giúp người bệnh hạn chế mọi ảnh hưởng xấu
Điều trị bệnh động mạch vành hiện tại có 3 phương pháp
Điều trị nội khoa
Điều trị dựa theo các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành để bệnh không tiến triển nặng thêm như: điều trị rối loạn lipide máu, điều trị tăng huyết áp, điều trị đái tháo đường, bỏ hút thuốc lá, giảm cân nặng đạt cân nặng lý tưởng, thay đổi thói quen sinh hoạt,..
Điều trị chống cơn đau thắt ngực bằng các loại thuốc dãn mạch.
Điều trị can thiệp động mạch vành
Dùng cho các trường hợp đau ngực do thiếu máu cơ tim mà ít hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị nội khoa; hoặc trường hợp bị đau thắt ngực không ổn định hay cơn nhồi máu cơ tim cấp.
Điều trị phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
Dùng cho các trường hợp động mạch vành bị tổn thương nhiều, kéo dài… Đây là một phẫu thuật lớn, dùng các mạch máu khác của ngay chính bản thân bệnh nhân để làm cầu nối qua chỗ động mạch vành bị hẹp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.