Bệnh động mạch vành: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 

Bệnh động mạch vành là căn bệnh tim mạch vô cùng nguy hiểm, dễ tiến triển và gây ra các biến cố nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, phình mạch. Cùng tìm hiểu bệnh mạch vành là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Bệnh động mạch vành: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 

1. Bệnh động mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành là tình trạng một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành – mạch máu duy nhất nuôi dưỡng cơ tim – bị hẹp hay bị cản trở, tắc nghẽn.

Bệnh động mạch vành: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 

Bệnh động mạch vành là căn bệnh xảy ra khi có sự tắc nghẽn ở hệ thống động mạch nuôi dưỡng cơ tim.

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh

2.1 Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh mạch vành

Nguyên nhân gây bệnh mạch vành chủ yếu là do sự hình thành những mảng bám tích tụ bên trong động mạch vành. Các mảng bám này thường được tạo nên bởi sự lắng đọng cholesterol, canxi và các chất bám khác trên thành mạch máu. Các động mạch trong cơ thể vốn dĩ mềm mại và đàn hồi, nhưng bởi sự tồn tại của các mảng bám này mà lòng mạch trở nên hẹp hơn, thành mạch dần trở nên xơ cứng theo thời gian, gọi là xơ vữa động mạch.

Hậu quả là khả năng lưu thông của máu qua động mạch giảm, cơ tim không thể nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết. Phần cơ tim không được nuôi dưỡng sẽ bị suy yếu hoặc hoại tử.

2.2 Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành

– Tuổi tác: Tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh này càng cao, bệnh thường xảy ra ở nam trên 50 và nữ trên 55 tuổi.

– Giới tính: Thông thường thì nam giới có nguy cơ cao hơn nữ, dần cân bằng sau tuổi mãn kinh.

– Tiền sử gia đình: Những người có bố mẹ, ông bà, anh chị mắc bệnh tim mạch dễ bị bệnh này hơn.

– Người mắc các bệnh lý: Những người bị cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì,… có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn người bình thường.

– Lối sống tĩnh tại, ít vận động, ít di chuyển, không thường xuyên luyện tập là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh.

– Hút thuốc lá: Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nói chung, bệnh mạch vành nói riêng, ung thư phổi, ung thư vòm họng,…

– Lạm dụng rượu bia: Thói quen này dễ gây thiếu máu cục bộ cơ tim, làm khởi phát hoặc tăng nặng những cơn đau thắt ngực.

3. Triệu chứng của bệnh mạch vành

Cũng như nhiều bệnh lý tim mạch khác, bệnh mạch vành tiến triển âm thầm. Các triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi lòng mạch vành bị hẹp từ 50% đường kính trở lên. 

3.1 Triệu chứng bệnh động mạch vành điển hình

Đau ngực là triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành. Tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này. Người bệnh thường có cảm giác thắt nghẹt, đè ép khó chịu trong lồng ngực, đặc biệt là sau xương ức, giữa ngực hoặc vùng tim. Đau không chỉ tại chỗ mà có thể lan lên cổ, hàm, vai hay cánh tay bên trái, lưng hay vùng cột sống.

Đau ngực do bệnh mạch vành thường có 2 dạng:

– Đau thắt ngực ổn định

Cơn đau chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khi gắng sức (chạy, leo cầu thang, vận động quá mạnh,…) và thường giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch. 

– Đau thắt ngực không ổn định

Thường xảy ra cả khi bệnh nhân không gắng sức và không thuyên giảm khi thư giãn hoặc dùng thuốc giãn mạch. Cơn đau thắt ngực ổn định do bệnh mạch vành thường rất nguy hiểm, nếu không được xử trí kịp thời vì dễ chuyển thành nhồi máu cơ tim hoặc đột tử. Bạn cần gọi cấp cứu ngay nếu khi cơn đau kéo dài trên 15 phút.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể không xuất hiện cơn đau ngực điển hình mà đột ngột ngất đi hoặc chìm vào hôn mê sâu.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bệnh mạch vành ở người trẻ gia tăng

Bệnh động mạch vành: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 

Đau ngực là triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành.

3.2 Các triệu chứng cảnh báo bệnh động mạch vành khác

– Khó thở

– Đánh trống ngực

– Nhịp tim nhanh

– Buồn nôn

– Đổ mồ hôi

– Mệt mỏi, chóng mặt

4. Các biến chứng của bệnh mạch vành

4.1 Nhồi máu cơ tim

Hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi có sự xuất hiện đột ngột của cục máu đông tại đoạn hẹp của mạch máu, gây tắc mạch hoàn toàn, ngăn nguồn cung cấp máu cho cơ tim. 90% người bệnh sau nhồi máu cơ tim sẽ bị rối loạn nhịp tim nhanh.

Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh động mạch vành. Nếu không được điều trị kịp thời, khoảng 1/3 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim sẽ tử vong.

4.2 Đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi cục máu đông xuất hiện gây tắc nghẽn mạch máu dẫn lên não. Bệnh nhân có thể bị yếu liệt nửa người, mất khả năng ngôn ngữ, tử vong nếu không được điều trị.

4.3 Suy tim

Cơ tim không được cung cấp máu đầy đủ trong thời gian dài sẽ khiến cho tim ngày càng suy yếu,  giảm khả năng thực hiện các chức năng.

4.4 Phình mạch

Hiện tượng xơ vữa động mạch vành có thể gây phình mạch. Khi động mạch bị vỡ, người bệnh có thể tử vong ngay lập tức.

Bệnh động mạch vành: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 

>>>>>Xem thêm: Tại sao bệnh động mạch vành gia tăng ở người trẻ?

Khám và điều trị sớm tại chuyên khoa tim mạch uy tín là biện pháp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành.

5. Điều trị bệnh mạch vành như thế nào?

5.1 Thay đổi lối sống

Đây là phương pháp được sử dụng đối với các trường hợp nhẹ, cũng là biện pháp hỗ trợ cần thiết trong quá trình điều trị bằng các phương pháp khác. Việc thay đổi những thói quen không tốt và xây dựng lối sống phù hợp giúp phòng ngừa và làm chậm diễn tiến của bệnh mạch vành.

Các biện pháp thay đổi lối sống có lợi cho người mắc bệnh động mạch vành gồm:

– Ngưng hút thuốc lá, bỏ rượu bia

– Ăn uống hợp lý, tránh các loại thức ăn nhanh, chế biến nhiều dầu mỡ, ăn ít muối và ít đường, bổ sung các loại ngũ cốc thô, rau quả xanh, trái cây, các loại đậu, các loại hạt,…

– Luyện tập thể dục đều đặn, trao đổi với bác sĩ để lựa chọn hình thức tập thể lực và cường độ phù hợp

– Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì, thừa cân,…

– Giữ tinh thần tích cực, vui vẻ, tránh tình trạng căng thẳng quá mức

5.2 Điều trị bằng thuốc

Trong trường nặng hơn, bệnh nhân xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu. Lúc này việc thay đổi lối sống là không đủ để điều trị bệnh mạch vành, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc phù hợp dựa trên tình trạng thực tế của bệnh nhân gồm:

– Thuốc giãn mạch

– Thuốc lợi tiểu

– Thuốc chẹn beta, canxi

– Thuốc ức chế men chuyển

– Thuốc hạ huyết áp, điều trị mỡ máu, tiểu đường…

Tùy từng trường hợp mà các loại thuốc sử dụng là khác nhau, có thể không thuộc các loại thuốc kể trên. Bệnh nhân cần uống thuốc theo đơn được kê bởi các chuyên gia tim mạch uy tín. Không tự ý thay đổi loại thuốc, liều lượng để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Muốn biết cách sử dụng các loại thuốc, bạn nên đi khám sớm tại các chuyên khoa.

5.3 Các phương pháp khác

Khi tình trạng bệnh trở nên rất nặng, điều trị nội khoa không đáp ứng, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các thủ thuật cần thiết giúp cải thiện và tăng cường sự cung cấp máu cho tim. Tuy nhiên chúng không chữa được hoàn toàn bệnh mạch vành. Bệnh nhân vẫn cần phải tự thay đổi lối sống để giảm thiểu tối đa những nguy cơ mắc hoặc tái phát bệnh mạch vành.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của y học hiện đại, các phương pháp điều trị bệnh mạch vành như sử dụng chất sinh mạch, phản xung động ngoại biên tăng cường… đang được nghiên cứu, mở ra những hi vọng mới cho người bệnh.

Tóm lại, bệnh động mạch vành đe dọa rất lớn đến sức khỏe của người bệnh, cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Bên cạnh việc đi khám thường xuyên, bạn hãy đến ngay chuyên khoa tim mạch của các cơ sở uy tế uy tín khi có những dấu hiệu bất thường như đau ngực, khó thở, tim đập nhanh,…để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng, tránh những biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến tính mạng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *