Có thể bạn chưa biết, bệnh đục thủy tinh thể mắt là nguyên nhân gây mù lòa và suy giảm thị lực hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới. Bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau nhưng những người trên 50 tuổi thường có nguy cơ cao nhất.
Bạn đang đọc: Bệnh đục thủy tinh thể mắt là gì? Khi nào cần phải mổ?
1. Bệnh đục thủy tinh thể mắt là gì?
Bệnh đục thủy tinh thể mắt (hay còn gọi là cườm đá, cườm khô) là căn bệnh thường gặp nhiểu ở người lớn tuổi. Thủy tinh thể có cấu tạo là một dạng thấu kính trong suốt với hai mặt lồi. Thủy tinh thể là thành phần vô cùng quan trọng giúp cho ánh sáng đi qua và giúp cho các tia sáng hội tụ đúng vào võng mạc.
Công suất hội tụ của thủy tinh thể đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống khúc xạ. Đóng vai trò giúp tiêu điểm ảnh hội tụ đúng trên võng mạc khi chúng ta nhìn xa. Khả năng thay đổi độ dày của thể thuỷ tinh còn được gọi là sự điều tiết có tác dụng giúp cho mắt nhìn rõ được những vật ở gần.
Khi tình trạng trong suốt này dần mất đi, thể thuỷ tinh sẽ dần chuyển sang màu mờ đục và ánh sáng rất khó để có thể đi qua. Từ đó khiến cho bệnh nhân bị suy giảm thị lực, tầm nhìn bị mờ đi và thậm chí có thể gây nên tình trạng mù loà nếu như không được chữa trị.
Bệnh đục thủy tinh thể mắt (hay còn gọi là cườm đá, cườm khô) là căn bệnh thường gặp nhiểu ở người lớn tuổi
2. Đục thủy tinh thể được phân chia thành các nhóm như thế nào?
Bệnh đục thủy tinh thể được phân thành 2 nhóm đó là nhóm về hình thái, vị trí và nhóm phân theo mức độ.
2.1 Nhóm phân theo hình thái, vị trí
– Đục nhân: Đây là tình trạng đục nhân xảy ra khi tình trạng nhân thủy tinh thể bị xơ cứng và chuyển màu vàng vượt mức ở vùng trung tâm. Tình trạng này còn có tên gọi là đục nhân thể thủy tinh. Ở giai đoạn đầu, 2 yếu tố này sẽ gây ra một số tật khúc xạ của mắt dẫn đến những triệu chứng như nhìn xa mờ. Với đục nhân có thể xảy ra ở một bên mắt.
– Đục vỏ: Dạng đục vỏ này có thể sẽ có khả năng to ra và nhập vào nhau để tạo thành các vùng đục vỏ lớn hơn. Khi toàn bộ vỏ từ bao tới nhân trở thành đục trắng người ta sẽ gọi đó là thủy tinh thể đục hoàn toàn, gọi là đục chín. Tình trạng này xảy ra ở hai mắt và thường không cân xứng với nhau.
– Đục bao: Đây là một dạng vết đục nhỏ ở biểu mô và bao trước thể thủy tinh nhưng không làm ảnh hưởng đến lớp vỏ.
2.2 Nhóm phân loại theo mức độ
Bệnh lý đục thể thủy tinh sẽ được chia thành 4 mức độ khác nhau đó là: đục bắt đầu, đục tiến triển, đục gần hoàn toàn và cuối cùng là đục hoàn toàn.
Dù là thủy tinh thể đang ở dạng bị đục loại nào (trừ chấn thương) thì về cơ bản, tình trạng đục hầu hết là do cấu trúc và tỉ lệ của các phân tử protein đã bị biến đổi, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, gây cản ánh sáng đến võng mạc và gây suy giảm thị lực.
Bệnh đục thủy tinh thể được phân thành 2 nhóm đó là nhóm về hình thái, vị trí và nhóm phân theo mức độ
3. Các dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể mắt
Giảm thị lực được xem là triệu chứng quan trọng nhất và dễ nhận biết nhất. Thường là người bệnh sẽ bị nhìn mờ cả hai bên khá cân xứng. Đục thủy tinh thể sẽ làm ảnh hưởng tới tầm nhìn trung tâm, bắt đầu từ việc tầm nhìn bị mờ khi nhìn xa, sau đó tầm nhìn gần cũng dần bị ảnh hưởng.
Mức suy giảm thị lực còn tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh, ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ mất khoảng 1/10 thị lực, khi bệnh nặng nhất thì người bệnh chỉ còn có thể nhận biết được ánh sáng.
Đục thể thuỷ tinh có khả năng làm tăng khả năng hội tụ của nó và đây câu trả lời lý giải tại sao người một số người già bị đục thủy tinh thể đọc báo lại không cần phải đeo kính. Bên cạnh đó có một số người bệnh còn bị tầm nhìn đôi, đó là tình trạng thấy nhiều vật một lúc, hay tầm nhìn bị mờ như nhìn trong sương mù. Hiện tượng này là do thuỷ tinh thể bị đục gây tán xạ tia sáng đi qua nó.
Ở một số bệnh nhân khác lại có những triệu chứng khá đặc biệt như ra ngoài sáng thì nhìn kém nhưng vào trong nhà, ở trong bóng râm thì nhìn lại có thể tốt hơn. Đó là những bệnh nhân bị đục thể thuỷ tinh trung tâm khi ra nắng, sáng thì đồng tử sẽ bị co nhỏ lại, ánh sáng tới được võng mạc do đi qua đúng vùng trung tâm đục. Khi người bệnh ở trong điều kiện ít ánh sáng như trong nhà hay là bóng râm, đồng tử sẽ giãn rộng hơn, khiến cho ánh sáng dễ dàng đi qua vùng rìa thể thuỷ tinh chưa đục đậm và giúp bệnh nhân thấy hình ảnh rõ hơn. Đối với những bệnh nhân chỉ mới đục ở vùng ngoại vi và vùng trung tâm còn trong thì triệu chứng sẽ ngược lại.
Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác nữa như là mắt nhìn có chấm đen, ruồi bay trước mắt cũng có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh đục thủy tinh thể.
Tìm hiểu thêm: Mắt bị sụp mí có ảnh hưởng đến thị lực?
Các dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể đó chính là suy giảm thị lực, thường là người bệnh sẽ bị nhìn mờ cả hai bên khá cân xứng
4. Khi nào cần tiến hành mổ đục thủy tinh thể
Không phải bất kỳ trường hợp nào bị đục thủy tinh thể cũng cần phải phẫu thuật, bởi vì thủy tinh thể tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng bởi nó có khả năng điều tiết giúp cho mắt nhìn được mọi vật dù ở gần hay xa. Với những trường hợp bị đục thủy tinh thể đang ở giai đoạn đầu, người bệnh chưa cần thiết phải tiến hành phẫu thuật ngay lập tức mà có thể bổ sung một số vitamin quan trọng như C, A, E… và một số hoạt chất khác để làm chậm lại tiến trình phát triển của đục thủy tinh thể. Người bệnh nên tăng cường ánh sáng trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và khói bụi.
Nếu trong trường hợp bắt buộc thường xuyên phải ra ngoài, bạn nên có những biện pháp bảo vệ mắt như đeo kính râm hoặc đội mũ rộng. Bên cạnh đó cũng cần phải có một lối sống hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế việc ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ và hạn chế ăn đồ ngọt.
Đối tượng nên tiến hành phẫu thuật đó là khi thị lực đã bị suy giảm dưới 3/10 hoặc sau những chấn thương mắt nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất trong việc điều trị bệnh đục thủy tinh thể mắt đó là mổ Phaco. Đây là một phương pháp phẫu thuật được thực hiện khá đơn giản, an toàn ít để lại biến chứng cho người bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành dùng dao rạch một vết nhỏ ở ngay phía rìa ngoài của giác mạc, sử dụng đầu của Phaco tán nhuyễn nhân thủy tinh thể bằng năng lượng siêu âm, sau đó hút toàn bộ nhân đó ra ngoài. Tiếp theo, một ống kính mới ( chính là thủy tinh thể nhân tạo) sẽ được bác sĩ đưa vào để thay thế thủy tinh thể cũ.
Ống kính này sẽ được tồn tại vĩnh viễn trong mắt, giúp cho phép ánh sáng đi qua và tập trung rõ trên võng mạc. Khi đã được đặt đúng vị trí, bác sĩ đóng vết mổ và người bệnh cần được băng bó một thời gian nhất định để bảo vệ mắt.
>>>>>Xem thêm: Những thông tin cần biết về thoái hóa võng mạc cận thị
Đối tượng nên tiến hành phẫu thuật đó là khi thị lực đã bị suy giảm dưới 3/10 hoặc sau những chấn thương mắt nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt thường ngày
Hy vọng rằng, thông qua bài viết này của chúng tôi đã giúp cho các bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về bệnh lý đục thủy tinh thể. Nếu như có thêm bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần giải đáp, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.