Bệnh gan nhiễm mỡ: Đặc điểm, nguy cơ biến chứng

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý về gan thường xảy ra trong độ tuổi từ 40 – 60. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 10 – 20% dân số Mỹ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không liên quan đến tổn thương nào khác ở gan. Tỷ lệ người mắc bệnh này ở Việt Nam chiếm tới khoảng 50 – 60% dân số. Cùng tìm hiểu đặc điểm của căn bệnh này và những nguy cơ biến chứng gan nhiễm mỡ nguy hiểm qua bài viết sau. 

Bạn đang đọc: Bệnh gan nhiễm mỡ: Đặc điểm, nguy cơ biến chứng

1. Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan vượt mức bình thường. Cụ thể, bình thường lượng mỡ trong gan chiếm khoảng 2 – 4% trọng lượng của gan, nhưng ở những bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ, lượng mỡ chiếm trên 5% trọng lượng lá gan. Trong hầu hết trường hợp, bệnh thường không gây hại. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ có khả năng làm suy giảm chức năng gan, gây xơ gan nếu không phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời.

Bệnh gan nhiễm mỡ: Đặc điểm, nguy cơ biến chứng

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan vượt quá mức bình thường.

2. Các giai đoạn của gan nhiễm mỡ

Dựa vào mức độ mỡ xâm chiếm gan, gan nhiễm mỡ được thành 3 cấp độ, bao gồm:

– Độ 1: Chất béo chỉ chiếm 5 – 10% tổng trọng lượng của gan. Đây là giai đoạn đầu của gan nhiễm mỡ, vì vậy thường nhẹ và ít gây nguy hiểm tới sức khỏe. 

– Độ 2: Lượng chất béo lúc này đã chiếm 10 – 25% trọng lượng của gan. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh vẫn chưa rõ ràng nên rất ít người phát hiện bản thân mình mắc bệnh ở giai đoạn này.

– Độ 3: Giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất của bệnh, gan nhiễm mỡ trên 25%, rất khó điều trị và phục hồi. Đồng thời bệnh nhân dễ gặp các biến chứng về gan như xơ gan, ung thư gan, thậm chí không ít trường hợp gây tử vong.

3. Biến chứng nguy hiểm của gan nhiễm mỡ

3.1 Viêm gan

Khi mỡ bao phủ các tế bào gan ngày càng nhiều, chức năng gan càng bị suy giảm. Đặc biệt gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển nhanh khi vừa có virus viêm gan B, C hoặc bệnh nhân uống nhiều bia rượu.

Chán ăn và mệt mỏi là những dấu hiệu đặc trưng khi bệnh biến chứng viêm gan, tuy nhiên không phải lúc nào các biểu hiện cũng rõ ràng.

3.2 Xơ gan

Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh gan nhiễm mỡ. Tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều trong gan gây tổn thương gan, chẳng hạn như viêm. Khi cố gắng ngăn chặn những tổn thương này, các vùng sẹo (xơ hóa) cũng sẽ dần hình thành. Tình trạng viêm gan càng nghiêm trọng lại thì quá trình xơ hóa càng tiếp tục lan rộng.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng cảnh báo khi gan có vấn đề

Bệnh gan nhiễm mỡ: Đặc điểm, nguy cơ biến chứng

Xơ gan là một trong những biến chứng nguy hiểm của gan nhiễm mỡ.

3.3 Ung thư gan

Gan nhiễm mỡ tiến triển âm thầm và nặng lên theo thời gian có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm nhất là ung thư gan. Ung thư gan thường xuất phát chủ yếu từ tình trạng viêm gan do gan nhiễm mỡ. 

4. Triệu chứng thường gặp khi mỡ trong gan tích tụ quá nhiều

Gan nhiễm mỡ ở những giai đoạn đầu thường không biểu hiện triệu chứng, ít gây khó chịu cho người bênh, bệnh nhân thường chỉ tình cờ phát hiện ra bệnh khi siêu âm gan trong lúc khám các bệnh khác. Thường khi gan nhiễm mỡ đã biến chứng viêm gan hoặc xơ gan thì bệnh nhân mới có các triệu chứng như sau:

– Đau, khó chịu ở bụng trên bên phải

– Chán ăn, buồn nôn

– Vàng da, mắt, nước tiểu vàng hoặc sậm màu

– Cổ trướng bụng, chân phù nề

– Lá lách to bất thường

– Giãn nở mạch máu dưới da

– Xuất huyết tiêu hóa

– Phù, sưng chân

– Lòng bàn tay đỏ

– Ngứa, sẩn trên da

Nếu bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu trên, đặc biệt là tình trạng mệt mỏi, đau hay khó chịu hạ sườn phải kéo dài dai dẳng, sụt cân đột ngột. 

5. Các đối tượng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng thường gặp nhất ở những người gặp phải các tình trạng sức khỏe dưới đây:

– Thừa cân, béo phì

– Cholesterol máu cao

– Viêm gan

– Tiểu đường type 2

– Hội chứng đa nang buồng trứng

– Chứng ngưng thở lúc ngủ

– Suy giáp, suy tuyến yên

– Tuổi cao

6. Chẩn đoán và điều trị chứng gan nhiễm mỡ như thế nào?

6.1 Chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ

Do ít biểu hiện triệu chứng nên việc chẩn đoán gan nhiễm mỡ thường gặp nhiều khó khăn. Các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh sau đây:

– Hỏi tiền sử bệnh: bao gồm tiền sử uống rượu bia (mức độ, hàm lượng, thời gian sử dụng) nhằm phân biệt gan nhiễm mỡ do rượu và gan nhiễm mỡ không do rượu; tiền sử sử dụng thuốc; thói quen ăn uống và các thông tin khác liên quan đến bệnh.

– Khám sức khỏe: bệnh nhân được khám kiểm tra các vấn đề về gan như gan to hay vàng da.

– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm chức năng gan giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của gan như xét nghiệm men gan ALT, AST.

– Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT), chụp cộng hưởng từ (MRI) là những chẩn đoán thường được sử dụng trong chẩn đoán bệnh lý về gan, tìm kiếm sư tồn tại của chất béo ứ đọng tại gan, giúp phân loại gan nhiễm mỡ đơn thuần với bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu.

– Sinh thiết gan: thường sử dụng khi nghi ngờ người khám viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. 

Bệnh gan nhiễm mỡ: Đặc điểm, nguy cơ biến chứng

>>>>>Xem thêm: Mẩn ngứa – biểu hiện nóng gan mức độ thường xuyên

Siêu âm đàn hồi mô gan là một trong những biện pháp hiệu quả giúp phát hiện các trường hợp gan nhiễm mỡ.

6.2 Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Hiện nay, vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị dành cho bệnh gan nhiễm mỡ. Mục tiêu của việc điều trị là làm giảm những ảnh hưởng của triệu chứng bệnh và ngăn không cho bệnh tiến triển nặng. Các biện pháp bao gồm:

– Bỏ rượu: Đây là việc cần làm để giữ cho tổn thương gan không trở nên tồi tệ hơn, hồi phục các tế bào gan đã bị tổn thương trong các trường hợp gan nhiễm mỡ do rượu. 

– Giảm cân: Việc giảm cân giúp giảm mỡ, viêm và ngăn tình trạng xơ hóa gan. Chỉ cần giảm 3 – 5% trọng lượng cơ thể cũng giúp giảm đáng kể lượng chất béo trong gan.

– Tập thể dục: Cố gắng tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần để nâng cao sức khỏe, giảm cân.

– Giảm cholesterol xấu: Thực hiện bằng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục, dùng thuốc theo đơn để tăng cholesterol có lợi và giảm các cholesterol có hại.

– Quản lý bệnh nền: Đặc biệt là bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên kiểm tra lượng đường trong máu và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh cần đi khám chuyên khoa Gan mật để được khám và lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, giúp bảo vệ gan tối đa.  

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *