Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh hai bên là sự giãn rộng của các tĩnh mạch trong bìu, túi da chứa hai tinh hoàn. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự sản xuất tinh trùng của tinh hoàn, làm giảm chất lượng tinh trùng… và teo tinh hoàn.
Bạn đang đọc: Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh hai bên
1. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh hai bên là gì?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh hai bên là sự giãn rộng của các tĩnh mạch trong bìu, túi da chứa 2 tinh hoàn. Đây là bệnh lý có ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất tinh trùng và làm giảm chất lượng tinh trùng. Ngoài ra, giãn tĩnh mạch thừng tinh còn có thể làm tinh hoàn bị thu nhỏ. Nếu không điều trị, bệnh có thể biến chứng gây vô sinh ở nam giới.
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh hai bên có thể gây biến chứng vô sinh ở nam giới.
2. Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh
Cho tới thời điểm hiện nay, y học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tuy nhiên, qua thực tế khám chữa lâm sàng, các bác sĩ đã tìm thấy một số nguyên nhân gây bệnh cơ bản sau từ người bệnh:
-Sự tăng lên bất thường của nhiệt độ ở vùng bìu dẫn đến tăng nhiệt độ tinh hoàn làm giãn tĩnh mạch tinh.
-Sự trào ngược các chất từ thận và thượng thận vào tĩnh mạch tinh gây ứ đọng máu tĩnh mạch.
-Sự bất thường trong cấu trúc bẩm sinh của tĩnh mạch tinh như: Tĩnh mạch tinh không có van hoặc trục trặc ở hệ thống van chống trào ngược.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Cắt dài bao quy đầu bao nhiêu tiền?
Cho tới thời điểm hiện nay, y học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh.
3. Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh hai bên
Khi tĩnh mạch thừng tinh hai bên bị giãn có thể gây ra hiện tượng ứ đọng máu tại các điểm thuộc hệ thống tĩnh mạch vùng tinh hoàn gây ra các biểu hiện như:
-Tinh hoàn có cảm giác nóng rát, đau tức âm ỉ.
-Vùng bìu sưng to, tĩnh mạch tinh giãn to và quấn lấy nhau tạo thành các búi sợi dưới da giống như “túi giun”.
-Nếu dùng tay sờ nắn trực tiếp có thể có cảm giác tinh hoàn bị teo nhỏ…
4. Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh hai bên như thế nào?
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể được điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật, giúp cải thiện chức năng của tinh hoàn, tăng khả năng có con.
Các phương pháp điều trị hiện nay gồm:
-Phẫu thuật ngã bẹn (phẫu thuật Ivanissevich): Phương pháp này có hiệu quả nhất định nhưng nhược điểm là hay tái phát, không có khả năng bảo tồn động mạch tinh và gây đau vùng bẹn sau mổ.
-Phẫu thuật ngã dưới bẹn: Có cùng những ưu điểm như phẫu thuật ngã bẹn và ít gây đau cho người bệnh mà không cần vi phẫu.
-Phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh ngã sau phúc mạc (phẫu thuật Palomo), khắc phục được nhược điểm của phẫu thuật ngã bẹn khi giảm thiểu tỉ lệ tái phát và có khả năng bảo tồn được động mạch tinh.
>>>>>Xem thêm: Thực phẩm giúp chống xuất tinh sớm hiệu quả
Khi có biểu hiện bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, nên nhanh chóng đi khám để được tư vấn cách điều trị kịp thời, tránh để xảy ra những biến chứng đáng tiếc.
–Phẫu thuật nội soi ổ bụng mang tới hiệu quả thành công tương đương phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh ngã sau phúc mạc tuy nhiên chi phí tốn kém nhiều và cũng tồn tại các nguy cơ gây tổn thương ruột và các tạng trong ổ bụng.
-X quang can thiệp làm tắc mạch: Phương pháp này được tính đến sau cùng cho những trường hợp mà phẫu thuật cũng thất bại. Lý do là tỉ lệ các biến như thủng mạch máu, thuyên tắc mạch chiếm tỉ lệ tới 6%.