Bệnh Glocom là gì? Có điều trị được không?

Glocom hay thiên đầu thống là nguyên nhân thứ 3 gây mù sau đục thủy tinh thể và các bệnh đáy mắt. mặc dù là bệnh thường hay được nhắc đến nhưng gần như rất ít người nắm được bệnh Glocom là gì và bệnh lý này có thể điều trị để giảm sự ảnh hưởng đến thị lực mắt hay không. Hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này để có cái nhìn rõ ràng hơn về căn bệnh này nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh Glocom là gì? Có điều trị được không?

1. Bệnh Glocom và những thông tin cơ bản

1.1 Định nghĩa bệnh Glocom là gì?

Bệnh Glocom là gì? Có điều trị được không?

benh-glocom-la-gi-co-dieu-tri-duoc-khong-1

Glocom không phải là bệnh về mắt quá xa lạ mà đây là bệnh mà chúng ta vẫn biết đến với cái tên nôm na là thiên đầu thống hoặc tăng nhãn áp. Vậy thực sự bệnh Glocom là gì?

Đây là bệnh lý liên quan đến đầu dây thần kinh thị giác, với ảnh hưởng là gây tổn hại thần kinh thị giác do cơ chế làm tăng nhãn áp (áp lực) trong mắt. Nếu không phát hiện triệu chứng, chẩn đoán và điều trị kịp thời, thần kinh thị giác của người bệnh sẽ tổn thương ngày càng trầm trọng và cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng mất thị lực không hồi phục, mù lòa.

Theo điều tra RAAB (Rapid Assessment of Avoidable Blindnes) năm 2007, tỉ lệ người bệnh Glocom > 50 tuổi biến chứng mù 2 mắt chiếm 6,5%. Hiện tại Việt Nam ta có khoảng 24.800 người bị mù do Glocom.

Bệnh lý Glocom được chia thành 2 loại:

– Glocom nguyên phát: gồm Glocom góc mở nguyên phát và Glocom góc đóng nguyên phát.

– Glocom thứ phát: là bệnh xảy ra sau khi mắt xảy ra bất thường như viêm màng bồ đào, bệnh lý thể thủy tinh, chấn thương…

Glocom được coi là một bệnh lý về mắt hết sức nguy hiểm vì biến chứng nghiêm trọng nó gây ra là mù vĩnh viễn. Chính vì vậy dấu hiệu nhận biết và những biểu hiện bệnh thường gặp là điều mà rất nhiều người quan tâm để có thể phát hiện bệnh sớm.

1.2 Biểu hiện của bệnh Glocom là gì?

Nhức mắt, mờ mắt, nặng mắt, mỏi mắt thoáng qua là những tình trạng mà chúng ta thường hay gặp nên rất coi nhẹ. Tuy nhiên, đôi khi những triệu chứng rât đỗi bình thường lại có thể là triệu chứng sớm của bệnh Glocom.

Bệnh Glocom có nhiều thể bệnh khác nhau, bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, do vậy triệu chứng bệnh cũng rất đa dạng. Ở giai đoạn sớm của bệnh, triệu chứng biểu hiện rất mờ nhạt và thường bị bỏ qua, bao gồm:

Tìm hiểu thêm: Bệnh lý đục thủy tinh thể dưới bao sau xảy ra khi nào?

Bệnh Glocom là gì? Có điều trị được không?

Nhức mắt là biểu hiện thường gặp ở người mắc Glocom

– Nhức mắt, nặng mắt chốc lát: Bệnh tiến triển chậm và âm thầm trong thời gian dài, nên giai đoạn đầu bệnh nhân có thể có hoặc không thấy căng tức thoáng qua ở hốc mắt hoặc nhãn cầu.

– Mờ mắt trong chốc lát: Nhãn áp tăng lên khiến người bệnh nhìn mờ như sương mù hoặc nhòe trong 1 thời gian ngắn, sau đó mắt sẽ nhìn rõ trở lại. Nếu triệu chứng này xảy ra cùng lúc với nhức mắt thì nguy cơ mắc Glocom là rất cao.

– Nhìn thấy hào quang: Đôi khi bệnh nhân sẽ thấy quầng sáng xanh đỏ quanh ánh đèn. Tình trạng này có thể kéo dài và lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian.

– Nhức đầu đi kèm nhức mắt, nhìn mờ.

– Khả năng thích nghi sáng tối kém, khó có thể nhìn theo vật di động.

– Tầm nhìn bị khuyết góc hoặc bị che lấp một phần.

– Tầm nhìn ngoại vi mất dần gây cảm giác như nhìn qua đường hầm.

– Mắt sưng đỏ, di tay vào mí mắt trên thấy cứng như hòn bi.

– Nôn hoặc buồn nôn.

2. Bệnh Glocom có điều trị được không?

Bệnh Glocom là bệnh có thể điều trị, giữ được thị lực của người bệnh nếu như bệnh ở giai đoạn đầu và chưa ảnh hưởng quá nhiều đến thị lực. Tuy nhiên khi bệnh quá nặng và gây mất thị lực thì người bệnh sẽ bị mù vĩnh viễn, không thể khôi phục.

Để điều trị Glocom, người bệnh cần được xác định chính xác thể bệnh đang mắc phải, từ đó mới có thể lựa chọn phương án xử lý phù hợp.

2.1 Điều trị bệnh Glocom góc đóng

Đối với các trường hợp bị Glocom góc đóng cơn cấp, người bệnh cần phải tiến hành điều trị ngay lập tức để giảm đau, hạ nhãn áp và ổn định tinh thần. Để điều trị Glocom góc đóng, bác sĩ thường có 2 phương án:

– Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc để cấp cứu nhãn cầu của người bệnh theo chỉ định và giám sát chặt chẽ của bác sĩ, với mục đích chính là bảo tồn thị lực hiện tại cho người bệnh.

– Điều trị ngoại khoa: dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp phẫu thuật phù hợp như:

Mổ cắt bè củng giác mạc, là phương pháp này được thực hiện từ rất lâu trước đây. Bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ một phần mống mắt và bè củng giác mạc người bệnh để tạo đường thoát cho thủy dịch, giúp ổn định áp suất mắt.

Bệnh Glocom là gì? Có điều trị được không?

>>>>>Xem thêm: Tròng kính Chemi là lựa chọn tốt cho khách hàng

Phẫu thuật Glocom là cần thiết khi điều trị nội khoa không có tác dụng

Cấy ghép ống thoát thủy dịch là phương pháp ghép ống silicon dài khoảng 1,3cm vào mắt bệnh nhân để thoát thủy dịch. Hạn chế là người bệnh sẽ phải băng mắt sau khi mổ nên có thể cảm thấy khó chịu, và phải mất tới vài tuần để theo dõi hậu phẫu.

Phẫu thuật bằng laser điều trị Glocom là phương pháp chiếu tia laser vào bè củng giác mạc, tạo ra lỗ nhỏ để thoát thủy dịch. Đây là phương pháp hiện đại được ứng dụng phổ biến vì thực hiện nhanh chóng chỉ trong 15 – 20 phút, ít biến chứng và đem lại hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, để phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh vẫn cần được theo dõi trong khoảng 2 – 5 năm sau mổ.

2.2 Điều trị bệnh Glocom góc mở

Mục tiêu khi điều trị Glocom góc mở là hạn chế tối đa tổn hại của bệnh tới chức năng thị giác và thần kinh. Chính vì vậy cần phải sủ dụng phương án điều trị tối ưu, an toàn và ít ảnh hưởng nhất đến cuộc sống của người bệnh sau này.

Người bệnh cũng sẽ được điều trị nội khoa bằng các thuốc như: nhóm prostaglandin, nhóm cường adrenergic, nhóm huỷ beta-adrenergic, nhóm prostaglandin, nhóm cường cholinergic. Với phương pháp này, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ đúng phác đồ do bác sĩ đưa ra trong suốt cuộc đời và đảm bảo tái khám định kỳ theo lịch hẹn. Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, phẫu thuật sẽ là phương pháp được lựa chọn.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần lưu ý tái khám kiểm tra mắt 3 tháng/lần trong năm đầu tiên và 6 – 12 tháng/lần trong những năm sau vì đã có những trường hợp bệnh tái phát do không theo dõi bệnh. Do đó để bảo tồn được kết quả điều trị và bảo vệ đôi mắt trước căn bệnh Glocom tái phát, người bệnh cần kiểm tra thường xuyên và kiên trì kiểm soát diễn biến của bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *