Bệnh gút ban đỏ là gì, nguyên nhân, biểu hiện, một số lưu ý

Bệnh gút ban đỏ tuy không quá phổ biến nhưng nếu người bệnh mắc phải sẽ gặp những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới xương khớp mà còn làm suy giảm chức năng tại nhiều cơ quan trong cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu rõ về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Bệnh gút ban đỏ là gì, nguyên nhân, biểu hiện, một số lưu ý

1. Bệnh gút ban đỏ là gì?

Gút ban đỏ là một bệnh lý về xương khớp xảy ra khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể một cách rõ rệt.

Cụ thể đó là thay vì chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài, hệ thống miễn dịch lại tấn công trực tiếp vào các tế bào và cơ quan khác trong cơ thể gây ra tình trạng tổn thương và rối loạn chức năng. Khớp xương và da là những bộ phận ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất ở người bệnh mắc gút ban đỏ. Tuy nhiên, bệnh còn có thể tác động tới các cơ quan chức năng khác như: máu, tim, thận. gan, phổi, hệ thần kinh…

Gút ban đỏ là căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng con người. Nó khiến người bệnh phải chịu đau đớn, tổn thương nặng nề đến sức khỏe và tâm lý hay thậm chí gây tử vong.

Bệnh gút ban đỏ là gì, nguyên nhân, biểu hiện, một số lưu ý

Gút ban đỏ xuất hiện trên khớp ngón chân cái.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng gút ban đỏ?

Mặc dù là bệnh lý nguy hiểm nhưng hiện nay, bệnh lý nguyên nhân gây gút ban đỏ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên dựa theo một số thống kê các bác sĩ đã rút ra được 3 nguyên nhân chính, đó là:

2.1 Mắc bệnh gút ban đỏ do yếu tố di truyền

Nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 60% bệnh nhân bị gút ban đỏ có xác nhận trong gia đình đã từng có người mắc bệnh này.

Vì vậy, nếu gia đình bạn có người bị gút ban đỏ, nên cẩn trọng và theo dõi sát sao các biểu hiện liên quan tới gút ban đỏ. Khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ, bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe xương khớp kịp thời.

2.2 Thay đổi nội tiết tố

Theo nghiên cứu của Bộ Y Tế, nữ giới có tỷ lệ mắc gút ban đỏ cao hơn hẳn so với nam giới. Do trong thời kỳ mang thai, sinh nở và cho con bú, nội tiết tố ở phụ nữ sẽ có những thay đổi mạnh mẽ. Đây cũng chính là thời điểm phụ nữ có nguy cơ mắc gút ban đỏ cao.

2.3 Môi trường sống cũng là một trong những tác nhân gây ra bệnh gút ban đỏ

Ở hầu hết các bệnh lý, môi trường sống thường được coi là một trong những yếu tố hàng đầu tác động gây ra bệnh. Theo đó, những người sống hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, ô nhiễm sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý gút ban đỏ cao hơn so với người bình thường. Ngoài ra, cũng có nghiên cứu cho rằng, người sống ở thành phố có tỷ lệ bị bệnh cao hơn so với ở nông thôn.

Tìm hiểu thêm: Những loại rau củ tốt cho người đau nhức xương khớp

Bệnh gút ban đỏ là gì, nguyên nhân, biểu hiện, một số lưu ý

Yếu tố di truyền, thay đổi nội tiết, môi trường sống là những nguyên nhân gây bệnh gút ban đỏ.

3. Biểu hiện thường gặp của bệnh gút ban đỏ

Khác với các bệnh lý khác, gút ban đỏ là bệnh gây ảnh hưởng lên khắp cơ thể. Người bệnh có thể nhận biết gút ban đỏ thông qua một số biểu hiện sau:

3.1 Đau nhức khớp xương

Đây là triệu chứng đầu tiên ở người mới bị gút ban đỏ. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, nóng đỏ tại các khớp xương trong cơ thể. Các cơn đau có thể bắt đầu tại các khớp ngón tay, ngón chân rồi sau đó lan rộng dần ra các khớp khác.

Đặc biệt, các các cơn đau nhức này sẽ trở nên nghiêm trọng và xuất hiện nhiều hơn vào mùa lạnh.

3.2 Dị ứng thời tiết

Các dấu hiệu của dị ứng thời tiết như: dễ ốm, cảm cúm, sốt… thường xuất hiện ở người bệnh bị gút ban đỏ. Đây đều là những hậu quả của quá trình nhiễm khuẩn tấn công vào cơ thể, gây suy giảm hệ thống miễn dịch.

3.3 Mệt mỏi kéo dài, chán ăn, mất ngủ (rối loạn giấc ngủ)

Khi bệnh đã đến giai đoạn tiến triển nặng, ngoài các biểu hiện đau nhức khớp, ốm, sốt, người bệnh còn gặp các triệu chứng xảy ra đồng thời như: chán ăn, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi… Những triệu chứng này gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

3.4 Xuất hiện các vùng da bong tróc, lở loét

Một số vùng da trên cơ thể người bệnh bị gút ban đỏ có thể xuất hiện các vết bong tróc, thậm chí lở loét gây ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn.

Ngoài các biểu hiện trên, bệnh khi ở mức độ nghiêm trọng còn có thể tấn công tới các bộ phận khác trên cơ thể như: tim, gan, phổi, mắt…

Vùng da bong tróc, lở loét do gút ban đỏ gây ra

Bệnh gút ban đỏ là gì, nguyên nhân, biểu hiện, một số lưu ý

>>>>>Xem thêm: Làm rõ vấn đề thoát vị đĩa đệm có chữa được không

Gút ban đỏ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, mệt mỏi,…

4. Một số lưu ý cho người bệnh khi mắc gút ban đỏ

Gút ban đỏ được xem là một trong những căn bệnh rất khó chữa và cực kỳ nguy hiểm. Chình vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp khuyên người bệnh nên hình thành thói quen khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Ngoài ra, khi thấy có các biểu hiện đau xương khớp kèm theo nổi ban trên cơ thể, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tùy vào tình trạng sức khỏe, triệu chứng khác nhau của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Việc phát hiện và điều trị sớm không chỉ giúp kìm hãm cơn đau mà còn kéo dài sự sống cho người bệnh.

Nếu không có các biện pháp y khoa can thiệp kịp thời, việc điều trị gút ban đỏ sẽ trở nên rất khó khăn và phức tạp. Đây là căn bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao ở người bệnh. Có nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ sống được vài tháng hay vài năm hay có bệnh nhân sống được hơn chục năm thì qua đời.

Để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh gút ban đỏ, chúng ta nên thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Tránh sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe và luôn giữ gìn không gian sống xanh, sạch, an toàn.

Luôn giữ chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để hạn chế nguy cơ mắc gút ban đỏ

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh gút ban đỏ. Hãy nhớ luôn theo dõi và chú ý tới sức khỏe của mình, tránh bỏ sót dù là những triệu chứng nhỏ nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *