Bệnh hen phế quản là một trong những bệnh lý về hô hấp thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng tới sức khỏe nên việc phát hiện và điều trị triệt để là rất cần thiết.
Bạn đang đọc: Bệnh hen phế quản điều trị triệt để là rất cần thiết
1. Bệnh hen phế quản do nguyên nhân gì?
Hen phế quản do nhiều nguyên nhân gây ra:
- Tiếp xúc với một số chất gây dị ứng khác nhau như: Phấn hoa, lông động vật, nấm mốc…
- Do nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh.
- Thời tiết thay đổi chuyển lạnh đột ngột, ô nhiễm không khí và chất kích thích, chẳng hạn như hút thuốc lá.
- Sử dụng thuốc trong thời gian dài như thuốc chẹn beta và các thuốc chống viêm không steroid khác.
Ở trẻ em có thể khởi phát trong năm đầu đời nhưng hơn 65% các trường hợp xuất hiện bệnh trong độ tuổi 2-5 và khoảng 10% khởi phát bệnh sau 5 tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng hen sẽ dần cải thiện khi trẻ lớn lên.
2. Các triệu chứng của hen phế quản
Thông thường các triệu chứng của hen phế quản chỉ xảy ra trong cơn hen, ngoài cơn hen người bệnh thường cảm thấy bình thường. Cơn hen hay xuất hiện về đêm hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh hoặc các yếu tố kích thích cơn hen.
Các triệu chứng của hen diễn ra từng cơn như: Ho, ho khan, ho từng tiếng một, khò khè, nặng ngực (tức ngực), có cảm giác như vị vật nặng đè ép trên ngực, khó thở tái đi tái lại nhiều lần.
Tìm hiểu thêm: Viêm màng phổi đặc biệt là đau tức khi thở
3. Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?
Bệnh hen rất nguy hiểm tuy nhiên nhiều người do thiếu kiến thức về bệnh nên không phát hiện và điều trị sớm. Trong hen cấp có thể xảy ra những biến chứng như: suy hô hấp cấp, có thể gây ra tử vong vì nghẹt thở, ngưng thở trong vài phút có thể gây ra tử vong. Ngoài ra, hen phế quản còn có thể còn có biến chứng khác như: tràn khí phế nang do ho, ép ngực hoặc do gắng sức để thở.
Về lâu dài, hen phế quản có thể gây ra giãn phế nang, khí phế thủng, chuyển sang tâm phế mạn (tức là bị đường hô hấp rồi dẫn đến suy tim phải).
4. Cách điều trị bệnh hen phế quản
Mặc dù bệnh hen phế quản không thể điều trị khỏi nhưng có thể được kiểm soát nếu chữa trị đúng cách, theo dõi chặt chẽ và dùng thuốc dự phòng điều đặn.
>>>>>Xem thêm: Tràn dịch màng phổi khoang màng phổi có dịch
Các thuốc được dùng trong điều trị hen phế quản không gây ảnh hưởng đến người bệnh. Để đạt hiệu quả cao sau điều trị, người bệnh cũng cần tránh các yếu tố, dị nguyên khiến hen dễ tái phát hoặc nặng hơn như khói thuốc, bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi….
Người bệnh hen cần tái khám định kỳ để nắm được tiến triển tình trạng bệnh đồng thời điều chỉnh đơn thuốc chữa hen phế quản phù hợp. Đồng thời người bệnh nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn những thức ăn gây dị ứng cho cơ thể. Ngoài ra, cần tập thể dục điều đặn để tăng cường sức đề kháng.
Người bệnh hen phế quản nên tìm đến các bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp, mang lại hiệu quả cao.