Bệnh ho gà là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan qua đường hô hấp. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở trẻ sơ sinh. Vậy: Ho gà có nguy hiểm không và nguyên nhân, cách điều trị là gì? Để có cái nhìn rõ nét hơn về bệnh lý, bạn đọc hãy cùng tham khảo ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh ho gà ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
1. Bệnh ho gà
1.1 Khái niệm
Ho gà (Bordetella Pertussis) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn ho gà gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, khiến trẻ ho dữ dội thành từng cơn.
Bệnh xảy ra quanh năm và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng và càng có nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng.
Bệnh ho gà có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, khiến trẻ ho dữ dội thành từng cơn
1.2 Nguyên nhân
– Đường lây:
Ho gà chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh. VD: Tiếp xúc với giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi; Tiếp xúc với đồ vật có dịch tiết bắn phải;…
– Nguồn lây:
Ở giai đoạn đầu của bệnh, ho gà có khả năng lây nhiễm rất cao. 80% những người tiếp xúc cùng hộ gia đình trong giai đoạn này có thể bị lây bệnh. Bệnh lây nhiễm mạnh nhất trong khoảng 2 tuần đầu kể từ khi có dấu hiệu khởi phát. Tuy nhiên, nếu điều trị kháng sinh phù hợp thì có thể hạn chế lây nhiễm sau khoảng 5 ngày.
– Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh:
Mọi đối tượng ở các lứa tuổi, giới tính, dân tộc, vùng địa lý đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, có đến hơn 90% số ca mắc là trẻ em dưới 1 tuổi. Trẻ chưa tiêm chủng hoặc đã tiêm nhưng chưa đủ 3 mũi cơ bản.
Kết quả khảo sát năm 2015 cho thấy có đến 88,4% số ca mắc ho gà không được tiêm vắc xin. 6,6% số ca mới chỉ được tiêm 1 mũi vắc xin.
Trẻ càng nhỏ tuổi thì bệnh diễn biến càng nặng và nguy cơ xảy ra biến chứng cao. Đặc biệt, trẻ sinh ra từ các bà mẹ không có kháng thể phòng bệnh thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với các trẻ nhận được kháng thể từ mẹ.
1.3 Triệu chứng
Trẻ mắc bệnh ho gà thường tiến triển qua các giai đoạn bệnh khác nhau.
Tìm hiểu thêm: Tham khảo thực đơn cho trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng
Trẻ càng nhỏ tuổi thì bệnh diễn biến càng nặng và nguy cơ xảy ra biến chứng cao
Thời gian ủ bệnh: Kéo dài từ 6 – 20 ngày và thường không có triệu chứng rõ ràng.
Giai đoạn viêm long đường hô hấp: Kéo dài từ 1 – 2 tuần. Các triệu chứng xuất hiện tương tự như viêm đường hô hấp. VD: Sốt nhẹ, chảy nước mũi, húng hắng ho, hắt hơi. Đến cuối giai đoạn có thể ho nặng thành từng cơn.
Giai đoạn khởi phát: Kéo dài khoảng 1 – 6 tuần. Có những trường hợp đặc biệt có thể kéo dài đến trên 10 tuần. Kèm theo là các triệu chứng điển hình như:
– Ho rũ rượi từng cơn: Mỗi cơn ho từ 15 – 20 tiếng ho liên tiếp. Càng về sau, tiếng ho càng yếu và giảm dần. Với sức khỏe còn non nớt của trẻ, những cơn ho có thể khiến trẻ yếu dần. Mặt tím tái hoặc đỏ, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mũi, nước mắt. Thậm chí một số trường hợp ngừng thở do thiếu oxy.
– Thở rít vào: Xuất hiện cuối mỗi cơn ho (hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho) sẽ có tiếng rít nghe giống như tiếng gà. Tiếng rít này có thể sẽ không xuất hiện với các trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi.
– Kết thúc cơn ho bằng khạc đờm trắng, dính, màu trong. Trong đờm có chứa vi khuẩn và cũng là một nguồn lây bệnh.
– Trong 2 tuần đầu của giai đoạn này, tần suất các cơn ho rơi vào khoảng 15 cơn/ngày. Sau đó giảm dần và có thể kéo dài trên 3 tuần nếu như không được điều trị.
– Sau mỗi cơn ho, trẻ mệt, thở nhanh và có thể nôn. Đồng thời có triệu chứng đi kèm như sốt nhẹ, mặt và mí mắt nặng.
Giai đoạn phục hồi: Các cơn ho ít dần, trẻ bắt đầu hạ sốt. Tuy nhiên, sau nhiều tháng ho có thể tái lại và gây ra viêm phổi.
Biểu hiện ở người lớn và trẻ vị thành niên thường nhẹ hơn và ít gặp các cơn ho điển hình. Người có sức khỏe tốt có thể khỏi bệnh sau khoảng 7 ngày.
2. Ho gà có nguy hiểm không?
Ho gà là bệnh truyền nhiễm tương đối nguy hiểm với nhiều biến chứng nặng. Đặc biệt là khi bệnh xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các biến chứng nguy hiểm thường xảy ra có thể kể đến như:
– Viêm phế quản, viêm phổi do bội nhiễm
– Ho kéo dài dẫn đến ngừng thở (tình trạng này dễ gây ra tử vong, đặc biệt là ở trẻ dưới 1 tuổi)
– Ho nhiều gây lồng ruột, thoát vị ruột, sa trực tràng
– Trường hợp nặng có thể vỡ phế nang, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất
– Viêm não: Đây là một biến chứng nặng chiếm tỷ lệ 0,1%. Khả năng để lại di chứng và nguy cơ dẫn đến tử vong cao.
>>>>>Xem thêm: Làm gì khi trẻ bị sốt? Câu trả lời mẹ nào cũng nên biết
Biểu hiện bệnh ho gà ở người lớn và trẻ vị thành niên thường nhẹ hơn so với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
3. Điều trị ho gà ở trẻ
– Điều trị nguyên nhân: Dùng kháng sinh trước khi các cơn ho xuất hiện. Đặc biệt, ở trẻ dưới 6 tháng tuổi thì việc điều trị sớm ngay khi thấy những dấu hiệu đầu tiên là rất quan trọng.
– Điều trị triệu chứng: Trong những trường hợp nặng, trẻ có thể bị co giật. Phụ huynh có thể dùng các loại thuốc để chống co giật như seduxen, phenobarbital,…
– Chế độ dinh dưỡng: Việc ho nhiều khiến trẻ dễ bị nôn và mất sức. Vì vậy, phụ huynh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Cho trẻ ăn đủ chất và có thể chia ra thành nhiều bữa để trẻ dễ ăn.
– Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được cách ly đúng cách. Hạn chế việc lây lan ra cộng đồng, đặc biệt là các trẻ nhỏ khác.
– Khi trẻ có các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay.
– Tiêm phòng vắc xin đầy đủ là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Như vậy, trên đây là những thông tin về bệnh ho gà mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã có được thêm những thông tin hữu ích cho bản thân về cách chăm sóc trẻ. Để được giải đáp kỹ hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận tư vấn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.