Bệnh ho gà trẻ em cha mẹ chớ coi thường

Trẻ em là đối tượng có miễn dịch hô hấp rất yếu, chính vì vậy nguy cơ bị tấn công bởi các tác nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp  là rất cao. Bệnh ho gà trẻ em là một trong những bệnh lý ít nguy hiểm với người lớn nhưng lại vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ mà cha mẹ tuyệt đối không được coi thường.

Bạn đang đọc: Bệnh ho gà trẻ em cha mẹ chớ coi thường

1. Bệnh ho gà trẻ em là gì?

Ho gà là một bệnh về đường hô hấp gây ra bởi vi khuẩn ho gà có tên là Bordetella Pertussis thông qua đường hô hấp. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng song với trẻ em thì vô cùng nguy hiểm bởi quá trình điều trị khó khăn và bệnh có thể tiến triển nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Bệnh ho gà trẻ em cha mẹ chớ coi thường

Bệnh ho gà ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của trẻ

2. Các quá trình tiến triển của bệnh ở trẻ nhỏ

Bệnh ho gà ở trẻ diễn biến nhanh và nguy hiểm. Đặc biệt khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường đông người như lớp học thì việc lây lan giữa các trẻ là rất lớn. Nguy hiểm hơn, ở những giai đoạn đầu, bệnh thường có biểu hiện giống các bệnh lý hô hấp thông thường khiến không ít cha mẹ chủ quan không đưa trẻ điều trị sớm. Quá trình phát triển của bệnh tựu trung lại bao gồm ba giai đoạn sau đây:

2.1. Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn đầu của bệnh các triệu chứng tương tự như các bệnh thông thường, trẻ xuất hiện cơn ho nhẹ, chảy nước mũi và có thể sốt nhẹ. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường không giảm mà có chiều hướng xuất hiện nhanh chóng và dày đặc sau đó.

2.2. Giai đoạn kịch phát

Có thể nói đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh với những cơn ho kéo. Trẻ thường ho rũ rượi kèm theo mặt đỏ gay và thở rít giống như tiếng rít cổ gà. Trẻ có thể nhổ ra ngoài những cục đờm đặc quánh và liên tục có các động tác khạc nhổ. Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, các cơn ngưng thở khi ngủ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Song khi các cơn ho kết thúc, trẻ lại dễ thở như bình thường. Chính điều này khiến nhiều cha mẹ chủ quan dừng quá trình điều trị hoặc tự ý hạ liều thuốc kê đơn khiến trẻ bệnh nặng hơn.

Ngoài các dấu hiệu trên, ở giai đoạn nà, một số trẻ xuất hiện tình trạng chảy máu cam, mi mắt dưới bầm tím hay xuất huyết vùng kết mạc của mắt.

2.3. Giai đoạn hồi phục và khỏi bệnh

Nếu trẻ được điều trị tích cực và đúng cách, quá trình chống lại bệnh tật sẽ giúp trẻ dần chuyển sang giai đoạn phục hồi và khỏi bệnh. Cha mẹ có thể quan sát thấy tần suất ho và thời gian các cơn ho được rút ngắn một cách đáng kể. Tuy nhiên các triệu chứng sẽ giảm từ từ và biến mất. Trong đó, triệu chứng ho có thể kéo dài một vài tuần sau đó đến khi mất hẳn.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu trẻ bị viêm xoang trong thời gian lâu dài

Bệnh ho gà trẻ em cha mẹ chớ coi thường

Khi trẻ có dấu hiệu ho gà, cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị

3. Hậu quả bệnh ho gà trẻ em khi không điều trị kịp thời

Như đã đề cập ban đầu, bệnh ho gà có thể không gây hại tới sức khỏe người lớn, quá trình điều trị rất nhanh chóng và hoàn toàn không gây hại bởi thể lực người lớn tốt hơn trẻ em rất nhiều. Ngược lại, với trẻ em nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một loạt biến chứng, nguy cơ nguy hiểm.

– Biến chứng gây viêm cho các bộ phận khác, đặc biệt là gây ra bệnh lý viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó có viêm phổi có diễn biến nhanh chóng, có thể khiến trẻ bị suy hô hấp, nhiễm độc cấp và tử vong.

– Hội chứng ngưng thở khi ngủ, một trong những hội chứng được mệnh danh là sát thủ thầm lặng. Khi trẻ nằm ngủ, việc chèn ép đường thở khiến khí quản bị tắc nghẽn, gây nên tình trạng thiếu máu, thiếu oxy toàn thân,… gây ra phản ứng co giật ở trẻ vô cùng nguy hiểm.

– Biến chứng viêm não xuất hiện ở 0,1% trẻ bị bệnh ho gà, đây là biến chứng nặng có tỷ lệ tử vong cao và di chứng nguy hiểm nhất cho trẻ, ngay cả khi trẻ đã được điều trị khỏi hoàn toàn trước đó.

Ngoài ra, bệnh ho gà trẻ em còn có thể gây nên tình trạng sa trực tràng, lồng ruột,…..

Bệnh ho gà trẻ em cha mẹ chớ coi thường

>>>>>Xem thêm: 5 Lưu ý cốt lõi trong cách chữa cảm cúm ở trẻ em

Bệnh ho gà trẻ em được điều trị kịp thời sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng

4. Cha mẹ cần làm gì để điều trị ho gà cho trẻ

Khi trẻ có những biểu hiện đầu tiên của ho gà, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám ngay. Bác sĩ sẽ giúp đánh giá tình trạng bệnh của trẻ và đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác. Với các trường hợp trẻ bị ho gà nhẹ, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ và cần lưu ý những điều sau đây:

– Tránh trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất và các loại khói bụi.

– Cần cho trẻ nghỉ ngơi tại phòng yên tĩnh và thoáng đãng.

– Với trẻ còn bú mẹ cần giúp trẻ tăng bú để kích thích đề kháng tự nhiên. Với trẻ đã ăn dặm, trẻ lớn, nên ưu tiên các loại thức ăn lỏng mềm và dễ tiêu, nên ăn thành nhiều bữa.

– Giữ vệ sinh mũi miệng và cơ thể cho bé. Đặc biệt sau mỗi cơn ho, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ nhổ đờm ra khỏi miệng và súc miệng lại bằng nước muối sinh lý. Với trẻ nhỏ, cha mẹ cần vệ sinh sạch đờm cho con và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%

Bệnh ho gà  trẻ em rất dễ lây lan nên cần tránh trẻ mắc bệnh tiếp xúc với các trẻ khác để tránh lây nhiễm.

– Uống thuốc đúng theo đơn, không uống quá liều.

Trong trường hợp trẻ có những biểu hiện co giật, bỏ ăn, nôn trớ nhiều và có các cơn ngưng thở, trẻ thở nhanh, thở gấp,… Hãy nhanh chóng đưa trẻ nhập viện để điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa ho gà cho trẻ, đối với trẻ khỏe mạnh, cha mẹ cũng chủ động tránh tiếp xúc với trẻ đang mắc ho gà để chủ động tránh lây nhiễm cho trẻ. Ngoài ra, để phòng ngừa ho gà cho trẻ, cha mẹ hãy chủ động đưa bé đi tiêm phòng. Tiêm vacxin là cách tốt nhất giúp trẻ tránh được bệnh ho gà trong tương lai với hiệu quả lên tới 90%. Hiện nay, cha mẹ  có thể đưa trẻ tới các trung tâm tiêm chủng tại địa phương để được tiêm phòng.

Trên đây là một số thông tin về bệnh ho gà trẻ em. Đây là những thông tin cơ bản nhất, giúp cha mẹ hiểu rõ về bệnh, các dấu hiệu cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh góp phần giúp cha mẹ có thêm kiến thức trong chăm sóc con trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *