Bệnh khúc xạ mắt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị thế nào?

Bệnh khúc xạ mắt là một bệnh lý thường hay gặp nhất ở mọi lứa tuổi. Có nhiều loại tật khúc xạ với các đặc điểm và ảnh hưởng đến thị lực người bệnh khác nhau. Do đó, hiểu rõ các tật khúc xạ giúp người bệnh có thể có các phương án điều trị thích hợp, cải thiện được thị lực của mắt một cách tốt nhất.

Bạn đang đọc: Bệnh khúc xạ mắt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị thế nào?

1. Thế nào là bệnh khúc xạ mắt?

Bệnh khúc xạ mắt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị thế nào?

Khúc xạ mắt là bệnh lý gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống cho người bệnh.

Tật khúc xạ mắt là một tật rối loạn ở mắt cực kỳ phổ biến hiện nay. Đây là tình trạng khi mắt không thể thu được hình ảnh rõ ràng của thế giới bên ngoài. Khúc xạ mắt khiến cho tầm nhìn bị mờ, thị lực suy yếu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hiện nay bệnh khúc xạ có 3 tật phổ biến nhất là:

– Cận thị: Là khi người bệnh không thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa

– Viễn thị: Người bệnh nhìn các vật ở gần bị nhòe, mờ

– Loạn thị: Là tình trạng giác mạc cong không đều làm méo mó thị lực

2. Bệnh khúc xạ mắt có những triệu chứng gì?

Tật khúc xạ có các dấu hiệu dễ nhận biết mà người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng ngay từ khi chớm mắc phải. Điển hình rõ nhất của tật khúc xạ chính là dấu hiệu mắt mờ. Ngoài ra, tật khúc xạ mắt cũng có các triệu chứng khác như:

– Nhìn 1 vật thành 2

– Tầm nhìn bị nhòe, mờ, không rõ

– Nhìn thấy ánh sáng bị chói hoặc quầng sáng xung quanh ánh đèn

– Mỗi khi nhìn thì phải nheo mắt

– Đầu thường đau nhức, đặc biệt khi phải tập trung quan sát trong thời gian dài

– Mắt hay mỏi, nhức trong thời gian dài

– Khó có thể tập trung khi đọc hoặc sử dụng máy tính

Ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu khác. Do vậy, để biết chính xác vấn đề của mắt đang mắc phải là gì, hãy đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Mắt uy tín để được thăm khám cũng như có các phác đồ điều trị hiệu quả.

3. Nguyên nhân và những đối tượng dễ mắc bệnh khúc xạ

Tìm hiểu thêm: Chắp mắt bị vỡ có nguy hiểm không và cần làm những gì?

Bệnh khúc xạ mắt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị thế nào?

Tật khúc xạ xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và mọi đối tượng dù lớn hay bé đều có nguy cơ mắc các bệnh lý khúc xạ.

3.1. Nguyên nhân khiến người bệnh mắc bệnh khúc xạ mắt

Bệnh khúc xạ có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau:

– Yếu tố di truyền từ cha mẹ, ông bà trong gia đình

– Do thói quen sinh hoạt, ngồi kém khiến cho mắt bị tổn thương

– Mắt thường xuyên phải hoạt động quá mức, đặc biệt là trong môi trường không đủ ánh sáng

– Do môi trường khói bụi, ô nhiễm khiến mắt bị tổn thương

3.2. Đối tượng dễ mắc phải bệnh khúc xạ mắt

Tật khúc xạ ở mắt là một trong những bệnh lý phổ biến nhất về mắt trên toàn thế giới. Bất kỳ ai không kể độ tuổi, giới tính hay môi trường sinh sống,.. cũng có nguy cơ mắc những bệnh lý khúc xạ khác nhau. Theo thống kê, có đến 153 triệu người trên toàn thế giới bị suy giảm thị lực do tật khúc xạ ở mắt gây ra.

4. Làm thế nào để có thể cải thiện tình trạng khúc xạ ở mắt

Nếu người bệnh đang có nghi ngờ về tình trạng mắc bệnh khúc xạ, lời khuyên là hãy đến các cơ sở y tế để các bác sĩ có thể thăm khám và có các phác đồ điều trị ngay từ sớm. Các bác sĩ có thể kiểm tra tật khúc xạ bằng cách khám mắt cơ bản hoặc nội soi. Thăm khám bằng phương pháp xét nghiệm nội soi sẽ sử dụng đối với những đối tượng như trẻ nhỏ hoặc người bị khuyết tật về thể chất và nhận thức, không thể cung cấp phản hồi cần thiết.

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau để có thể cải thiện tình trạng tật khúc xạ ở mắt cho bệnh nhân

4.1. Đeo kính gọng

Đây là phương pháp phổ biến nhất khi người bệnh mắc bất kỳ tật khúc xạ nào. Đây là phương pháp đơn giản và an toàn nhất để cải thiện tình trạng mờ mắt, mỏi mắt của người bệnh. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh lựa chọn được đúng số kính để tầm nhìn sau khi đeo là rõ ràng nhất mà không bị mỏi mắt, đau đầu.

4.2. Đeo kính áp tròng

Đối với một số trường hợp, kính áp tròng sẽ hỗ trợ người bệnh có tầm nhìn rõ ràng hơn, tầm nhìn cũng rộng hơn cũng như đảm bảo được tính thẩm mỹ cho người bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng kính áp tròng, người bệnh cần lưu ý về việc vệ sinh tay sạch sẽ, vệ sinh kính áp tròng trước và sau khi đeo thật kỹ lưỡng để đảm bảo không có nguy cơ gây ra tình trạng nhiễm trùng. Việc đeo kính áp tròng cần có lời khuyên của bác sĩ vì không phải ai cũng có thể đeo kính áp tròng.

4.3. Điều trị bệnh khúc xạ mắt bằng phương pháp phẫu thuật

Bệnh khúc xạ mắt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị thế nào?

>>>>>Xem thêm: Viêm võng mạc sắc tố: Hiểu để hạn chế mù lòa

Phẫu thuật là phương pháp hữu hiệu để có thể cải thiện tình trạng bệnh lý khúc xạ. Tuy nhiên, người bệnh cần được thăm khám kỹ càng và tư vấn chuyên sâu về phương pháp phẫu thuật trước khi thực hiện.

Phẫu thuật là phương pháp thay đổi hình dạng của giác mạc mãi mãi. Đây là phương pháp có thể giúp mắt phục hồi nhanh chóng mà không cần nhờ đến các công cụ hỗ trợ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ. Do vậy, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa Mắt để được thăm khám và tư vấn các phương pháp mổ phù hợp nhất với tình trạng của mình.

5. Tật khúc xạ có thể cải thiện được không?

Tật khúc xạ hoàn toàn có thể kiểm soát và cải thiện được nếu người bệnh có những thói quen sinh hoạt như:

– Thường xuyên đi kiểm tra mắt định kỳ, tối thiểu 3-6 tháng/lần hoặc theo chỉ định riêng của bác sĩ.

– Kiểm tra các bệnh lý sức khỏe mạn tính như tiêu đường và huyết áp cao do đây là các bệnh có biến chứng ảnh hưởng đến mắt.

– Không để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào mắt, đặc biệt là tia cực tím (UV). Lời khuyên là hãy đeo kính râm khi đi ngoài trời nắng trong thời gian dài.

– Hạn chế các chấn thương ở mắt. Khi chơi các trò chơi mạo hiểm hay sử dụng các sản phẩm có yếu tố gây hại cho mắt, người bệnh nên đeo kính bảo hộ để có thể bảo vệ mắt tối đa.

– Hãy tạo ra một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau và hoa quả để cơ thể đủ vitamin và dưỡng chất, đảm bảo thị lực luôn được duy trì khỏe mạnh.

– Nếu người bệnh đã mắc các bệnh lý khúc xạ và đang sử dụng kính thì hãy lựa chọn đúng độ cho kính và đảm bảo việc thăm khám thường xuyên.

Để có thể bảo vệ mắt khỏi bệnh khúc xạ, mọi người đều cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh, có các chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho mắt. Đặc biệt, người lớn cần quan tâm về trẻ em do trẻ thường không để ý bảo vệ mắt, dẫn đến tình trạng sa sút thị lực ngay từ khi còn bé.

Nếu cần hỗ trợ hoặc giải đáp mọi thắc mắc, tổng đài của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *