Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không và cách phòng bệnh

Bệnh kiết lỵ không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, rất nhiều câu hỏi được đưa ra xoay quanh căn bệnh này như: Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không, triệu chứng, điều trị bệnh như thế nào?,… Hãy cùng tìm hiểu ngay.

Bạn đang đọc: Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không và cách phòng bệnh

1. Thông tin bệnh kiết lỵ

1.1. Bệnh kiết lỵ là gì?

Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolytica hoặc do vi khuẩn Shigella gây ra. Đa số nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc nghiêm trọng hơn là lỵ tối cấp.

Bệnh có thể lây truyền qua đường phân, đường miệng và thường bị lây nhiễm khi người bệnh ăn phải các bào nang ở nước hoặc ăn các loại thực phẩm bị ô nhiễm.

Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không và cách phòng bệnh

Bệnh kiết lỵ có thể gặp phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

1.2. Triệu chứng của bệnh kiết lỵ

– Người bị kiết lỵ có thể sốt nhẹ, có thể không những dấu hiệu dễ nhận biết nhất là đau quặn bụng, mót rặn.

– Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.

– Ðau bụng thường ở manh tràng (hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng (dễ bị nhầm với loét dạ dày ).

– Tiêu phân nhầy máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

– Mót rặn, có cảm giác đau rát hậu môn kèm theo muốn đại tiện một cách bức thiết.

– Sốt cao nếu là kiết lỵ do khuẩn Shigella.

2. Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không? Gây ra biến chứng gì?

Bệnh kiết lỵ sẽ nguy hiểm khi bệnh nhân không điều trị bệnh kịp thời làm dẫn đến các biến chứng như sau:

2.1. Viêm khớp do nhiễm trùng

Khoảng 2% người bệnh kiết lỵ có thể bị biến chứng này. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải tình trạng đau khớp, tiểu buốt, kích ứng mắt,… Biến chứng viêm khớp có thể kéo dài hàng tháng hoặc cũng có thể là hàng năm.

2.2. Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không? – Gây nhiễm khuẩn huyết

Đây là loại biến chứng nguy hiểm nhưng thường khá hiếm gặp. Đối với trường hợp những người có hệ miễn dịch kém, nhiễm HIV, bị ung thư,… sẽ có nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn huyết hơn những người bình thường.

2.3. Co giật

Hiện tượng co giật do kiết lỵ thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ sẽ bị co giật toàn thân và thường tự khỏi sau đó mà không cần điều trị.

2.4. Tăng urê huyết tán huyết (HUS)

Nhiễm khuẩn Shigella , S. dysenteriae là nguyên nhân có thể gây ra hội chứng tăng ure huyết tán huyết HUS. Vi khuẩn hoạt động bằng cách tạo ra loại độc tố phá hủy các tế bào hồng cầu và ngăn chặn các tế bào hồng cầu đi tới thận, gây ra thiếu máu, suy thận hoặc làm giảm số lượng tiểu cầu. Đây được xem là biến chứng cực đoan của bệnh kiết lỵ.

2.5. Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không? – Biến chứng mất nước

Khi bị kiết lỵ, người bệnh có biểu hiện bị nôn mửa, tiêu chảy nhiều làm cơ thể bị mất nước. Tình trạng này thường gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi và gây nguy hiểm đến tính mạng nếu cơ thể bị mất nhiều nước mà không có biện pháp bù lại kịp thời.

Bên cạnh đó, kiết lỵ còn có thể dẫn đến một số các biến chứng khác như áp xe gan hoặc mắc ký sinh trùng lây lan tới các bộ phận như phổi, não.

Tìm hiểu thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, bạn đã biết chưa?

Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không và cách phòng bệnh

Bệnh kiết lỵ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chú ý điều trị kịp thời.

3. Điều trị bệnh kiết lỵ như thế nào?

Điều trị nội khoa bằng thuốc được áp dụng với bệnh kiết lỵ bao gồm các loại thuốc diệt lỵ amip:

– Émétine: do thuốc bài tiết chậm nên cần khoảng thời gian giữa hai đợt điều trị là 45 ngày.

– Metronidazole: thuốc xâm nhập qua hàng rào máu não tốt nên là thuốc chọn lựa để điều trị các tổn thương thần kinh trung ương.

– Dehydroemetin: ít độc, thải trừ nhanh hơn émetine, khoảng cách giữa hai đợt điều trị là 15 ngày.

– Các loại thuốc diệt kiết lỵ do mầm bệnh shigella.

Bệnh nhân uống thuốc cần theo đơn của bác sĩ, uống đúng và đủ liều không được tự ý mua thuốc về uống.

4. Cách phòng bệnh kiết lỵ

Để phòng bệnh kiết lỵ hiệu quả chúng ta cần thực hiện tốt 2 yêu cầu chính về chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Cụ thể như sau:

4.1. Chế độ ăn

Thực phẩm nên ăn:

– Nên ăn những món nhạt, ưu tiên thức ăn dễ tiêu hóa.

– Ăn rau củ quả tươi, có thể luộc chín hoặc ép thành nước. Trái cây cần gọt sạch vỏ trước khi ăn.

– Bổ sung thêm lợi khuẩn probiotic như men tiêu hóa, sữa chua để cải thiện sức khỏe đường ruột.

– Bổ sung oresol khi bị mất nước.

– Thực hiện ăn chín, uống sôi, chọn thực phẩm rõ nguồn gốc và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực phẩm nên kiêng:

– Tránh uống sữa bò và cả các chế phẩm của sữa.

– Tránh các món ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ.

– Tránh đồ uống có cồn, đồ uống có gas hoặc caffeine.

– Tránh những thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như ngũ cốc nguyên hạt, hành tây, đậu bắp, đậu Hà Lan, súp lơ, bông cải xanh,…

Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không và cách phòng bệnh

>>>>>Xem thêm: Đầy hơi đi ngoài ra máu

Phòng bệnh kiết lỵ hiệu quả bằng chế độ ăn khoa học, ăn chín uống sôi.

4.2. Chú ý thói quen sinh hoạt

– Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước rửa tay sát khuẩn nhất là ở thời điểm trước – sau ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Trường hợp có con nhỏ bị kiết lỵ, sau khi thay tã xong phụ huynh phải lau sạch khu vực xung quanh bằng chất khử trùng chuyên dụng và gói tã kỹ càng, cho vào thùng rác có nắp đóng kín. Sau đó, bạn cần rửa tay sạch bằng xà phòng và nước ấm.

– Những người đang nhiễm khuẩn không nên chuẩn bị thức ăn, đồ uống cho người khác. Bạn cần lưu ý, vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ có ở trong phân bệnh nhân bị tiêu chảy trong vòng 1 hoặc 2 tuần sau khi các triệu chứng đã dừng lại.

– Thường xuyên vệ sinh bồn cầu, nhà tắm bằng các sản phẩm khử trùng.

– Không nên đi bơi ở nơi công cộng.

Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không sẽ được đánh giá theo biến chứng của bệnh. Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh đúng cách.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *