Lạc nội mạc tử cung là tình trạng khá thường gặp ở chị em phụ nữ, nhất là chị em đang trong độ tuổi sinh sản. Bệnh này làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh, đồng thời cũng có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nếu không được quan tâm điều trị đúng cách. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào, bị lạc nội mạc tử cung có thai được không. Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh lạc nội mạc tử cung có thai được không?
1. Lạc nội mạc tử cung là gì?
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô hoặc tế bào nội mạc tử cung xuất hiện ở bên ngoài tử cung. Căn bệnh này lành tính, không quá nguy hiểm tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô, tế bào nội mạc tử cung xuất hiện ở ngoài tử cung
Lạc nội mạc tử cung có 4 giai đoạn gồm:
– Giai đoạn 1 là giai đoạn rất nhẹ, chỉ có một vài mô cấy nhỏ trên các cơ quan hoặc mô lót ở tử cung, vùng chậu, vùng bụng. Không có mô sẹo hoặc có rất ít.
– Giai đoạn 2 là giai đoạn nhẹ, đã có nhiều mô cấy hơn so với giai đoạn 1, mô cấy nằm sâu hơn bên trong mô và có thể có một số mô sẹo.
– Giai đoạn 3 là giai đoạn trung bình, có nhiều mô cấy sâu, lúc này u nội mạc tử cung và mô sẹo đã xuất hiện xung quanh buồng trứng hoặc vòi tử cung.
– Giai đoạn 4 là giai đoạn nặng, lạc nội mạc tử cung đã lan rộng, có nhiều mô cấy sâu và kết dính dày, kèm theo mô sẹo dính ở xung quanh buồng trứng, vòi tử cung, giữa tử cung, phần dưới của ruột,…
Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung không phụ thuộc vào giai đoạn, ví dụ như có người chỉ mới giai đoạn 1 đã bị đau bụng dữ dội, nhưng có người khi đi khám đang ở giai đoạn 3,4 và không có nhiều biểu hiện bất thường. Một số triệu chứng điển hình của lạc nội mạc tử cung bao gồm:
– Đau bụng hoặc đau bụng nặng trong kỳ kinh nguyệt.
– Kỳ kinh lượng máu nhiều, có cục đông.
– Xuất hiện chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh.
– Bụng dưới sưng đau khó chịu.
– Đau tức ở vùng chậu.
– Thường xuất hiện những triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đau bụng khó chịu trong kỳ kinh.
– Thiếu máu mạn tính kéo dài.
2. Nguyên nhân dẫn đến lạc nội mạc tử cung
Nguyên nhân gây ra lạc nội mạc tử cung vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng này có thể xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:
– Do dòng kinh chảy ngược: Các tế bào nội mạc tử cung thay vì thoát ra ngoài cơ thể lại chảy ngược lên ống dẫn trứng hay các khu vực vùng chậu theo dòng kinh nguyệt. Ở những vị trí này lạc nội mạc tử cung tiếp tục phát triển, dày lên và gây lên các triệu chứng điển hình.
– Do yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có người bị lạc nội mạc tử cung thì yếu tố di truyền rất có thể là nguyên nhân.
– Do hệ thống miễn dịch có vấn đề: Việc hệ miễn dịch bị lỗi sẽ khiến chúng không thể nhận ra và phá hủy các mô nội mạc tử cung đi lạc và để chúng ngang nhiên phát triển bên ngoài tử cung.
– Do có tiền sử phẫu thuật: Một số thủ thuật vùng bụng nhưu mổ lấy thai, phẫu thuật cắt bỏ tử cung,.. dễ khiến mô nội mạc tử cung hình thành và phát triển.
– Do yếu tố nội tiết tố: Nồng độ hormone estrogen tăng cao trong cơ thể được cho là nguyên nhân gây ra lạc nội mạc tử cung.
3. Lạc nội mạc tử cung có thai được không?
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý phụ khoa, chính vì vậy tình trạng này có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không là lo lắng chung của nhiều chị em.
Tìm hiểu thêm: Chụp X quang khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?
Lạc nội mạc tử cung có thai được không là câu hỏi của nhiều chị em
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bị lạc nội mạc tử cung mẹ vẫn có khả năng mang thai bình thường, nhưng tỷ lệ này khá thấp. Bởi vì lạc nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến việc thụ thai, khiến việc có con trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân là vì khi lớp nội mạc tử cung dày lên, tinh trùng khó đi vào buồng trứng để thụ thai, đồng thời lạc nội mạc tử cung cũng làm cho trứng giảm chất lượng, từ đó mà bệnh nhân khó có thai.
Các nghiên cứu y tế chỉ ra, phụ nữ vô sinh do lạc nội mạc chiếm đến 10 – 15 % trong số các trường hợp. Nhất là khi lớp mô dày, dính với nhau. Đáng chú ý là bệnh lạc nội mạc tử cung khó điều trị và dễ tái phát, các triệu chứng của bệnh dễ nhầm với những biểu hiện thường gặp kỳ kinh nên không nhiều chị em phát hiện bệnh sớm để điều trị đúng cách.
Nếu mẹ mang thai khi bị lạc nội mạc tử cung, bệnh cũng làm tăng nguy cơ mẹ gặp các biến chứng trong khi mang thai và sinh nở. Một số rủi ro mẹ có thể gặp phải là sảy thai, sinh non, rau tiền đạo,…
4. Cách giảm thiểu ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung đến khả năng mang thai
Để giảm thiểu ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung đến khả năng mang thai, chị em cần duy trì một lối sống lành mạnh. Điều này giúp làm giảm tình trạng viêm, kiểm soát sự phát triển của lạc nội mạc tử cung trong cơ thể, từ đó gia tăng khả năng thụ thai
– Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống phù hợp, nên ăn các loại thực phẩm có giàu chất dinh dưỡng: trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein,..
>>>>>Xem thêm: Thời điểm quan hệ tình dục sau đặt vòng tránh thai
Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát sự phát triển của lạc nội mạc tử cung
– Tham gia hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng: đi bộ, nâng tạ, tham gia thể dục nhịp điệu,…
– Khám phụ khoa định kỳ để bác sĩ giúp kiểm tra tình trạng của khối lạc nội mạc tử cung và giúp bạn đưa ra lời khuyên phù hợp, có thể là dùng thuốc, điều trị nội tiết hoặc phẫu thuật lạc nội mạc tử cung bảo toàn tử cung buồng trứng hỗ trợ tăng khả năng mang thai.
Trên đây là những thông tin hữu ích về lạc nội mạc tử cung, khả năng ảnh hưởng đến sinh sản và phương phápgiảm thiểu ảnh hưởng. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc liên quan đến lạc nội mạc tử cung và mang thai. Nếu như bạn đang có câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hay có nhu cầu thăm khám, điều trị lạc nội mạc tử cung, bạn có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.