Bệnh lao màng phổi có nguy hiểm không?

Bệnh lao màng phổi đứng hàng đầu trong các bệnh lao ngoài phổi và thường thứ phát sau lao phổi. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh lao màng phổi trong các thể lao ngoài phổi là 25-27%.

Bạn đang đọc: Bệnh lao màng phổi có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y tế, lao màng phổi có thể mắc đồng thời với lao màng bụng, lao màng tim gọi là lao đa màng. Bệnh lao này gặp ở tuổi trẻ nhiều hơn các lứa tuổi khác.

1. Bệnh lao màng phổi thường có triệu chứng gì?

Bệnh khởi đầu cấp tính hoặc bán cấp với các triệu chứng như sốt, khó thở và đau ngực.

Bệnh nhân sốt cao 39-40 độ C ngay từ đầu và kéo dài 4-5 ngày trước khi phát hiện được tràn dịch màng phổi.

Bệnh lao màng phổi có nguy hiểm không?
Người bệnh lao màng phổi thường bị đau ở đáy ngực và lan ra sau lưng, lên vai, đau lan xuống bụng

Đau ở đáy ngực và lan ra sau lưng, lên vai, đau lan xuống bụng. Các cơn đau thường tăng lên khi ho và khi hít vào sâu. Đau còn làm cho người bệnh khó thở, bệnh nhân vã mồ hôi, tri thức lơ mơ do lâm vào tình trạng suy hô hấp cấp

2. Chẩn đoán lao màng phổi

Để chẩn đoán lao màng phổi trước tiên phải xác định xem ổ màng phổi có dịch hay không bằng thăm khám và chụp X-quang phổi. Khó khăn hơn phải siêu âm để xác định được các ổ dịch khu trú ở trên cơ hoành, vùng nách hay ở rãnh liên thùy…, phải hút dịch màng phổi để tìm vi khuẩn lao.

Tuy nhiên phát hiện được vi khuẩn lao trong dịch màng phổi bằng kỹ thuật trực tiếp tỷ lệ thấp nên cần được tìm bằng các kỹ thuật khác như nuôi cấy hoặc phản ứng trùng hợp chuỗi (PCR).

Ngoài ra còn phải phân tích các thay đổi về tế bào và sinh hóa. Hơn nữa có thể sinh thiết màng phổi qua thành ngực hoặc nội soi màng phổi để vừa quan sát rõ vừa sinh thiết chính xác được tổn thương. Các xét nghiệm kinh điển khác như phản ứng Mantoux, kháng thể kháng lao nói lên có sự hiện diện của vi khuẩn lao trong cơ thể hoặc tăng lympho trong công thức máu và tăng tốc độ lắng máu cũng góp phần cho chẩn đoán xác định bệnh.

Tìm hiểu thêm: Tác dụng của máy trợ thở cho người hen suyễn

Bệnh lao màng phổi có nguy hiểm không?
Để chẩn đoán lao màng phổi cần hút dịch màng phổi ra ngoài để tìm vi khuẩn lao.

Dịch màng phổi trong bệnh lao màng phổi thường có màu vàng chanh, màu đỏ (máu) hoặc màu trắng đục như sữa nên có thể nhầm lẫn với các bệnh: ung thư màng phổi nguyên phát hoặc thứ phát sau ung thư phổi hoặc ung thư ở các cơ quan khác di căn đến, bệnh u lympho, viêm màng phổi do siêu vi khuẩn, tràn dịch dưỡng chấp màng phổi do giun chỉ… Có thể còn nhầm lẫn cả với những trường hợp dịch thấm màng phổi do suy tim, thận nhiễm mỡ, xơ gan… Chính vậy mà việc chẩn đoán chính xác bệnh lao màng phổi người bệnh cần tìm đến các bệnh viện có trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi.

3. Cách điều trị bệnh lao màng phổi

Để điều trị khỏi bệnh lao phổi, việc dùng thuốc chống lao theo đường toàn thân đúng nguyên tắc là trên hết. Người bệnh dùng thuốc chống lao kết hợp với chọc hút dịch màng phổi. Sau mỗi lần hút dịch màng phổi vẫn tiết ra dịch nhưng số lượng ít dần đi do tác dụng của thuốc chống lao

Việc điều trị lao màng phổi bằng các thuốc chống lao theo đúng phác đồ điều trị lao phổi của bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra cũng như cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe.

Bệnh lao màng phổi có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng và cách phòng ngừa viêm phế quản cấp j20 

Người bệnh cần được chọc hút hết dịch màng phổi kết hợp với dùng thuốc điều trị bệnh lao để loại bỏ nhanh chóng bệnh

Lao màng phổi thường dẫn đến dày dính màng phổi làm cho người bệnh đau nhiều hơn và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Để hạn chế dày dính màng phổi, ngoài cần phải chọc hút dịch tích cực cho đến hết để tránh lắng đọng fibrin còn phải tăng cường hô hấp để giúp cho màng phổi không dính và hồi phục bằng cách luyện thở: thở sâu, thở bụng, thở ra chủ động… và thổi bóng.

Cần lưu ý khi chọc hút dịch màng phổi phải bảo đảm vô trùng và dẫn lưu kín để tránh tràn khí và nhiễm khuẩn thứ phát gây viêm mủ màng phổi. Hậu quả là có thể dẫn đến ổ cặn màng phổi khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn và phải nhờ sự can thiệp của ngoại khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *