Bệnh lao ở trẻ em: Nhận biết và điều trị

Bệnh lao là một bệnh lý truyền nhiễm không còn xa lạ với tất cả chúng ta. Từ xưa đến nay, bệnh lao luôn là vấn đề y tế cần được điều trị nhanh và gọn. Bệnh lao không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành mà còn xuất hiện ở cả trẻ nhỏ, với tỷ lệ 10 – 15%. Bệnh lao ở trẻ em nhận biết và điều trị như thế nào, đọc bài viết sau của Thu Cúc TCI để biết câu trả lời, bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh lao ở trẻ em: Nhận biết và điều trị

1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh lao là bệnh lý truyền nhiễm phát sinh do hoạt động của trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis có thể tồn tại nhiều năm trong các mô của cơ thể, trước khi chúng hoạt động và gây bệnh lao.

Bệnh lao có một số đối tượng nguy cơ. Cụ thể, những đối tượng nguy cơ của bệnh lao có thể kể đến ở đây là: Thứ nhất, gia đình trẻ có bệnh nhân lao. Thứ hai, trẻ sinh sống trong khu vực có tỷ lệ mắc bệnh lao cao. Thứ ba, trẻ miễn dịch kém hoặc suy giảm. Thứ tư, trẻ đang sử dụng thuốc có tác dụng phụ làm miễn dịch suy giảm, như Corticosteroid hoặc xạ – hóa trị.

Bệnh lao ở trẻ em: Nhận biết và điều trị

Trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra bệnh lao

2. Phân loại và dấu hiệu nhận biết

Trẻ có nguy cơ mắc hầu hết các dạng bệnh lao, phổ biến nhất là các dạng:

– Lao khởi đầu (lao sơ nhiễm): Là dạng bệnh lao thường gặp nhất ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi và chưa chủng ngừa BCG. Lao khởi đầu ở trẻ phần lớn không biểu hiện rõ ràng hoặc có biểu hiện, nhưng biểu hiện tương đối giống các bệnh lý viêm đường hô hấp, như: Sốt, ho, chảy mũi,…. Trẻ miễn dịch tốt có thể tự khỏi lao khởi đầu mà không cần can thiệp y tế.

– Lao cấp tính: Lao cấp tính là biến chứng sớm của lao sơ nhiễm. Lao cấp tính có thể khiến trẻ tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trẻ chưa chủng ngừa BCG mắc lao khởi đầu là đối tượng dễ bị lao cấp tính. Khi bị lao cấp tính, trẻ sốt cao, đau bụng, nôn, tiêu chảy, khó thở,…

– Lao màng não: Lao màng não cũng là biến chứng sớm của lao sơ nhiễm. Lao màng não không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có khể khiến trẻ: Thiểu năng trí tuệ, động kinh, liệt, mù hoặc điếc,… Lao màng não có thể được nhận biết thông qua những triệu chứng sau: Trẻ sốt nhẹ và thay đổi tính nết trong tuần đầu tiên. Từ những tuần sau, trẻ sốt cao, nhức đầu, ói mửa, có dấu hiệu tổn thương thần kinh như: Co giật, lé mắt, sụp mí, hôn mê,…

– Lao ngoài phổi: Lao ngoài phổi là biến chứng muộn của lao sơ nhiễm. Lao ngoài phổi có nhiều dạng, như: Lao cột sống, lao xương khớp, lao hệ niệu, lao hạch, lao ruột,…

– Lao đường hô hấp: Bao gồm lao phổi và lao màng phổi. Lao đường hô hấp xuất hiện ở trẻ lớn nhiều hơn là trẻ nhỏ. Trẻ lao đường hô hấp thường sốt nhẹ, ho dai dẳng, sụt cân, chán ăn,…

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị viêm phổi kèm ho nhiều có cần nhập viện?

Bệnh lao ở trẻ em: Nhận biết và điều trị

Lao đường hô hấp làm trẻ sốt nhẹ, ho dai dẳng, sụt cân, chán ăn,…

3. Chẩn đoán và điều trị

3.1. Chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em

Để chẩn đoán bệnh lao, trẻ có thể sẽ được chỉ định test Tuberculin trên da. Xét nghiệm này được tiến hành như sau: Chuyên gia tiêm một lượng nhỏ trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis đã được tinh chế cho trẻ. Nếu da trẻ tại vị trí tiêm sưng và tấy đỏ, trẻ được xác định là nhiễm trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Nếu kết quả test Tuberculin trên da là dương tính, chuyên gia sẽ chỉ định trẻ chụp X-quang hoặc xét nghiệm đờm để xác định trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis ở trẻ có đang ở thể hoạt động hay không. Nếu trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis ở trẻ đang ở thể hoạt động, chuyên gia sẽ tiến hành điều trị.

3.2. Điều trị bệnh lao ở trẻ em

Lao có nhiều dạng, mỗi dạng lao lại có một phương pháp điều trị riêng biệt. Tuy nhiên, đặc điểm chung trong điều trị mọi dạng lao là trẻ thường phải sử dụng phối hợp 3 – 4 loại thuốc khoảng 6 – 12 tháng. Thuốc điều trị bệnh lao có nhiều tác dụng phụ. Trong quá trình sử dụng chúng, bố mẹ phải cho trẻ tái khám định kỳ để chuyên gia đánh giá hiệu quả cũng như khắc phục tác dụng phụ của thuốc.

4. Dự phòng

Lao lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp. Để di chuyển từ người bệnh sang người không bệnh, bệnh lao cần vật phẩm trung gian là dịch tiết mũi họng chứa trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Trẻ không bệnh có thể nhiễm trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis trong dịch tiết mũi họng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp ở đây có thể là trẻ không bệnh vô tình hít phải dịch tiết mũi họng trẻ bệnh ho/hắt hơi ra không khí. Còn gián tiếp ở đây có thể là trẻ không bệnh cầm/nắm đồ đạc dính dịch tiết mũi họng trẻ bệnh rồi vô tình sờ/chạm tay lên mắt/mũi/miệng.

Để dự phòng bệnh lao, càng sớm càng tốt, trẻ phải được chủng ngừa vắc xin BCG (Bacillus Calmette-Guérin). Chủng ngừa vắc xin BCG có thể giảm tới 80% nguy cơ trẻ mắc bệnh lao. Tuy nhiên, vắc xin chỉ có thể bảo vệ trẻ trước bệnh lao đến năm trẻ 15 tuổi. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh lao, trẻ trên 15 tuổi cần chú ý những vấn đề sau:

Bệnh lao ở trẻ em: Nhận biết và điều trị

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân nào khiến trẻ quấy khóc khó ngủ?

Trẻ em cần chủng ngừa vắc xin BCG để dự phòng bệnh lao

– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao

– Vệ sinh cá nhân và vệ sinh không gian sinh hoạt cẩn thận, kỹ lưỡng

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch.

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi bệnh lao ở trẻ em nhận biết và điều trị như thế nào. Hy vọng rằng với chúng, bố mẹ có thể bảo vệ trẻ an toàn trước bệnh lao. Liên hệ ngay Thu Cúc TCI, nếu còn thắc mắc cần giải đáp một cách chi tiết và nhanh chóng, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *