Bệnh lao phổi và cách điều trị như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong cho người bệnh nên việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất cần thiết.
Bạn đang đọc: Bệnh lao phổi và cách điều trị hiệu quả
Bệnh lao phổi là gì?
Lao phổi là 1 bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao (Myobacterium tuberculosis) phát triển gây nên. Bệnh lao thường lây lan qua nói chuyện, hắt hơi, ho…Bệnh càng dễ mắc phải ở những người có sức đề kháng kém, đặc biệt là trẻ em.
Theo các chuyên gia y tế. dấu hiệu nhận biết lao phổi thường không rõ ràng. Rất nhiều người có vi khuẩn lao nhưng không phát bệnh (80-90%). Chỉ đến khi gặp điều kiện thuận lợi bệnh mới tái phát. Những điều kiện thuận lợi ở đây có thể nhắc đến như : Suy dinh dưỡng, kém ăn, mất ngủ, hút thuốc lá, làm việc nặng nhọc, tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hút thuốc lá, uống rượu bia…khi đó sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút khiến vi khuẩn lao phổi sinh sản, phát triển tràn lan.
Lao phổi là 1 bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao (Myobacterium tuberculosis) phát triển gây nên.
Dấu hiệu triệu chứng của bệnh lao phổi
Biểu hiện chính của người bệnh lao là ho, có thể kéo dài hơn 2 tuần, nhưng thông thường bệnh nhân lao hay gặp triệu chứng điển hình là ho khan, ho đờm, ho ra máu… Ngoài ra bệnh nhân lao thường bị sút cân trầm trọng, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi vào ban đêm, đau ngực, đôi khi khó thở, cảm giác mệt mỏi, uể oải.
Điều trị bệnh lao phổi như thế nào hiệu quả?
Lúc này việc điều trị bệnh lao phổi rất cần thiết nhằm kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ nặng hơn của bệnh.
Điều trị lao phổi chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn lao. Tuy nhiên phải tuân thủ vào phác đồ điều trị của bác sĩ.
Uống thuốc đều đặn và làm đúng theo lời khuyên của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị bệnh. Sử dụng nhiều loại thuốc lao cùng một lúc để tiêu diệt vi khuẩn lao hiệu quả nhất và tránh việc nhờn thuốc.
Tìm hiểu thêm: Người mắc viêm amidan nên và không nên ăn gì?
Người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện sớm bệnh
Trong suốt quá trình điều trị lao, người bệnh cần ở cách ly so với người nhà và những người xung quanh để điều trị bệnh hiệu quả nhất, tránh lây lan cho người khác. Sau 1 thời gian điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tiếp tục uống thuốc đều đặn để vi khuẩn lao được tiêu diệt hết.
Bệnh lao là bệnh rất nguy hiểm song có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Khi có dấu hiệu như: Ho kéo dài trên 2 tuần, người sút cân, sốt nhẹ vào buổi chiều, mệt mỏi chán ăn… hãy đến ngay các cơ sở y tế và bệnh viện chuyên khoa hô hấp để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Chuyên khoa Hô hấp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ tin cậy được nhiều người tin tưởng tìm đến khám chữa bệnh. Bệnh viện là nơi hội tụ các bác sĩ là những chuyên gia, Giáo sư hàng đầu về hô hấp, tiêu biểu như: GS.TS. Trần Văn Sáng với hơn 40 năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh lý hô hấp, từng là chủ nhiệm bộ môn Lao – bệnh phổi của Đại học Y Hà Nội. Qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần chú ý tới chế độ chăm sóc, sinh hoạt hàng ngày.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân, cách điều trị viêm phổi ở người lớn
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh lao phổi cần chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày
Trong và sau quá trình điều trị người bệnh cần có một chế độ ăn đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể.
Người nhà bệnh nhân lao hơn ai hết cần có các biện pháp phòng chống lao cho cả gia đình. Cách ly bệnh nhân lao, giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân lao…để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Người bệnh lao phổi cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Có như vậy mới giúp kiểm soát và loại bỏ nhanh chóng bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.