Bệnh lao và những vấn đề về di truyền lao có thể xảy ra cần biết

Lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis với hai dạng là lao phổi và bệnh lao ngoài phổi. Vấn đề về di truyền lao có thể xảy ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau để có cái nhìn tổng quát nhất. 

Bạn đang đọc: Bệnh lao và những vấn đề về di truyền lao có thể xảy ra cần biết

1. Bệnh lao phổi hiện nay và những điều cần biết

Bệnh lao phổi chiếm đến 80% các trường hợp mắc bệnh lao và những người xét nghiệm đờm có vi khuẩn lao đều có thể lây nhiễm cho những người khỏe mạnh khác.

Bên cạnh đó một số bệnh lao có ít nguy cơ lây nhiễm cho người khác bao gồm: lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao xương khớp, lao ruột, lao dịch- tiết niệu.

Khi vi khuẩn lây truyền từ người sang người, người bệnh có thể gặp phải bệnh lao ở nhiều cơ quan, trong đó chủ yếu nhất là phổi. Người bệnh lao có thể xuất hiện những triệu chứng như đổ mồ hôi, giảm cân, ho kéo dài… với những triệu chứng nguy hiểm khác như: ho ra máu, khó hít thở, mệt mỏi, ớn lạnh, lười ăn…

Bệnh lao và những vấn đề về di truyền lao có thể xảy ra cần biết

Ho nhiều dai dẳng và khó hít thở là biểu hiện của bệnh lao

Mỗi bộ phận cơ thể nhiễm vi khuẩn lao sẽ có những triệu chứng khác nhau, ví dụ như lao thận có thể dẫn tới tiểu máu, lao xương khớp gây đau lưng… Mỗi bệnh nhân sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau tùy thuộc vào sức đề kháng và cơ địa của mỗi người, có thể nặng hoặc nhẹ khác nhau.

2. Những con đường lây nhiễm bệnh lao cần đề phòng

2.1 Vấn đề về con đường ngoài di truyền lao khiến lây nhiễm bệnh

Lao là bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền khi vi khuẩn từ người bệnh đưa đến không khí khi họ hắt hơi, ho, khạc đờm, nói chuyện… khiến vi khuẩn lây cho người khác. Bệnh có thể tiến triển với những giai đoạn như sau:

– Giai đoạn nhiễm bệnh: Vi khuẩn lao xâm nhập và cơ thể nhưng chưa tấn công ngay mà đợi khi hệ miễn dịch suy yếu thì mới phát triển mạnh mẽ về số lượng và ảnh hưởng đến cơ thể.

– Giai đoạn mắc bệnh: Vi khuẩn lao xâm nhập đến cơ quan và dẫn đến triệu chứng, lúc này nguy cơ lây nhiễm cho người khác cao.

Những con đường chính lây truyền bệnh lao bao gồm:

– Lây qua đường hô hấp: lây nhiễm khi nói chuyện, ho, khạc đờm… khiến vi khuẩn bắn ra khỏi cơ thể người bệnh và vô tình truyền bệnh cho người khác

– Đường cọ xát trực tiếp: qua vết thương hở hoặc xước da

– Đường sinh hoạt: dùng chung đồ vật với người bệnh

– Mẹ lây bệnh đến con: trẻ nhỏ bị lây bệnh lao từ người mẹ

– Đường tình dục: quan hệ tình dục không lây bệnh lao nhưng những hành động như: hôn, cọ xát… có thể làm lây truyền bệnh.

Bên cạnh đó, vi khuẩn lao sẽ không lây khi: dùng chung thực phẩm, bắt tay, chạm vào đồ vật, ôm…

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu cách điều trị COPD hiệu quả

Bệnh lao và những vấn đề về di truyền lao có thể xảy ra cần biết

Bệnh lao có thể lây truyền thông qua đường hô hấp và một số con đường khác

2.2 Đánh giá vấn đề về tình trạng di truyền của bệnh lao

Bệnh lao phổi có di truyền trong người thân hay không là băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh lao không di truyền nhưng đối với những người có gen nhạy cảm thì có thể, cha mẹ có thể lây truyền sang con.

Để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh có thể xét nghiệm gen xem có gen nhạy cảm với bệnh lao không và nếu có thì cần theo dõi đặc biệt để tránh lây nhiễm kết hợp với tiêm vắc xin.

3. Cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh lao cần biết

3.1 Đánh giá về bệnh lao nói chung

Lao phổi là một bệnh nguy hiểm nếu vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô của cơ thể và có thể dẫn tới nhiễm trùng, tử vong… Sau khi nhiễm bệnh, người mắc lao có thể suy giảm miễn dịch gây nên mắc một số bệnh lý khác.

Đa số người mắc bệnh lao sẽ có sức khỏe hô hấp yếu hơn so với thông thường do vậy có thể gặp phải một số bệnh hô hấp, tuy nhiên việc chẩn đoán sẽ thường khó khăn hơn.

Do vậy, ngay khi thấy những triệu chứng lao, người bệnh nên đi thăm khám ngay để có hướng điều trị và ngăn chặn phù hợp, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bệnh lao và những vấn đề về di truyền lao có thể xảy ra cần biết

>>>>>Xem thêm: Biểu hiện viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ

Ngay khi thấy những bất thường nghi ngờ bệnh lao kháng thuốc, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời

3.2 Phòng tránh nguy cơ lây nhiễm lao như thế nào?

Khi đã hiểu được bệnh lao lây truyền như thế nào thì có thể chủ động để phòng ngừa sớm nguy cơ lây cho người khác và có thể điều trị hiệu quả cao hơn nếu phối hợp với bác sĩ. Bác sĩ có thể đánh giá được diễn biến bệnh, hiệu quả điều trị và việc lây nhiễm cho những người khác, đặc biệt khuyến cáo sử dụng khẩu trang để tránh lây truyền bệnh.

Nếu người bệnh được chỉ định điều trị lao tại nhà, để tránh lây nhiễm cho người khác thì cần thực hiện một số biện pháp đặc biệt như:

– Sử dụng thuốc theo kê đơn và những hướng dẫn của bác sĩ

– Sử dụng khẩu trang nếu ho, cười, hắt hơi và để riêng khẩu trang ở khu vực khác

– Không đi học hay đi làm ở những môi trường đông người để hạn chế tiếp xúc với người khác, ngủ riêng và không tiếp xúc gần gũi với mọi người

– Nên sử dụng quạt máy để cửa sổ để không khí chứa vi khuẩn lao có thể được bay đi để đưa không khí sạch vào, giảm việc hội tụ vi khuẩn tránh lây nhiễm cho những người xung quanh

– Che miệng, đeo khẩu trang khi ho, hắt hơi, khạc đờm để tránh nguy cơ vi khuẩn xâm lấn ra ngoài cơ thể.

Dù bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nhưng bệnh không dễ mắc phải và nguy cơ để lây truyền diện rộng thấp. Nguy cơ lây nhiễm chỉ cao đối với người sống, làm việc hoặc tiếp xúc gần với người bệnh lao. Đa số bệnh nhân khi dùng thuốc điều trị khoảng 2 tuần thì khả năng lây nhiễm sẽ giảm xuống tối thiểu nên người bệnh không nên quá tiêu cực và lo lắng.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp những thắc mắc vấn đề về di truyền lao có thể xảy ra, đồng thời những con đường lây nhiễm bệnh cần phòng tránh cho bệnh nhân lao và những người xung quanh. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người xung quanh, mỗi người cần nâng cao ý thức và trang bị nhiều kiến thức về bệnh để tránh rủi ro xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *