Bệnh loét dạ dày hành tá tràng điều trị nội khoa là phương pháp chủ yếu; cùng với việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học có vai trò vô cùng quan trọng.
Bạn đang đọc: Bệnh loét dạ dày hành tá tràng
Nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày hành tá tràng
_ Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).
_ Do dùng thuốc aspirin, corticoid hoặc thuốc chữa khớp không steroid.
_ Do uống nhiều rượu, bia.
_ Căng thẳng thần kinh trong một thời gian dài
_ Do bệnh tự miễn…
Tìm hiểu thêm: Một số biến chứng cần lưu ý khi mổ viêm ruột thừa
Biểu hiện của bệnh loét dạ dày hành tá tràng
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng là đau vùng thượng vị. Đau thường xảy ra trước hay sau bữa ăn từ 30 phút đến 2 giờ, đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng, có khi chỉ biểu hiện bằng cồn cào, ăn vào là dịu đi.
Cơn đau còn có tính chu kỳ, đau khoảng 2 – 8 tuần kể cả không điều trị gì thì triệu chứng đau cũng giảm, sau đó sẽ có đợt đau tái phát.
Nhiều bệnh nhân xuất hiện ợ chua, nóng rát vùng thượng vị hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân. Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng nhưng không hề có triệu chứng mà người bệnh vào viện vì các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh. Khi thần kinh căng thẳng, lo lắng hoặc sau ăn thức ăn chua, cay cũng làm cơn đau xuất hiện, có thể đau kéo dài.
Điều trị bệnh loét dạ dày hành tá tràng
Điều trị nội khoa là chủ yếu. Chỉ phẫu thuật khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc có biến chứng có chỉ định phẫu thuật.
– Nên kiểm tra nội soi lại sau mỗi đợt điều trị để có đánh giá chính xác tình trạng bệnh.
– Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng với mục đích điều trị như sau
Giảm yếu tố gây loét.
– Dùng thuốc ức chế bài tiết acid clohydric và pepsin như nhóm ức chế thụ thể Histamin H2 như Cimetidin/Ranitidin/Famotidin/Nizatadin. Nhóm ức chế bơm proton như Omeprazl/ Lansoprazol/ Pantoprazol/ Rabeprazol/ Esomeprazol.
– Dùng thuốc trung hoà acid clohydric đã được bài tiết vào dạ dày – tá tràng là các thuốc có chứa nhôm, calci hoặc magnesi hydroxit.
Tăng yếu tố bảo vệ niêm mạc.
– Sucrafat: băng bó ổ loét, ngăn ngừa sự khuyếch tán ngược của ion H+.
– Bismuth: Vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc dày dày, vừa diệt H.pylori.
– Misoprostol có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng bài tiết dịch nhầy.
Diệt trừ Helicobacter pylori.
– Dùng các kháng sinh diệt H.pylori như Amoxicillin, metronidazol, tinidazol, Clarithromycin, Bismuth…
>>>>>Xem thêm: Khi nào cần cắt polyp dạ dày và chi phí cắt polyp dạ dày
Phòng bệnh loét dạ dày hành tá tràng
Xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, khoa học; tránh ăn quá no hoặc để quá đói; tránh căng thẳng, stress…
Kiểm tra sức khỏe định kì là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe của mình, đồng thời giúp phát hiện bệnh sớm (nếu có) để từ đó có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Để biết thêm thông tin, được tư vấn trực tiếp về các vấn đề liên quan đến bệnh loét dạ dày hành tá tràng và đặt lịch thăm khám với bác sĩ, độc giả vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 558892 để được giải đáp