Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có xu hướng ngày càng gia tăng với hàng triệu người mới mắc hàng nằm trên thế giới. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn lạ lẫm với căn bệnh này. Vậy bệnh lupus ban đỏ hệ thống là gì?
Bạn đang đọc: Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là gì?
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn mạn tính.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là gì?
Hệ miễn dịch bình thường chống lại nhiễm trùng và các vi khuẩn để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch không giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ, gây bệnh mà quay lại chống cơ thể bằng cách sinh ra các kháng thể kháng lại tế bào của hầu hết các cơ quan.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một trong những bệnh tự miễn mạn tính.
Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống không liên quan đến một gen nào nhất định nhưng ở những người mắc bệnh thường có bố mẹ, anh chị em… mắc một số bệnh tự nhiễm nào đó.
Nguyên nhân chính xác của bệnh lupus ban đỏ vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một số yếu tố liên quan đến căn bệnh này.
– Di truyền
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống không liên quan đến một gen nào nhất định nhưng ở những người mắc bệnh thường có bố mẹ, anh chị em… mắc một số bệnh tự nhiễm.
– Môi trường
Các yếu tố môi trường làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lupus ban đỏ hệ thống là tia cực tím, một số loại thuốc, vi rút, căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần, và chấn thương.
– Giới tính và hormone
Bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng tới phụ nữ nhiều hơn nam giới. Các triệu chứng của lupus ban đỏ ở phụ nữ cũng trở nên nghiêm trọng hơn trong khi mang thai và chu kỳ kinh nguyệt. Cả hai lý do này đã khiến các nhà nghiên cứu cho rằng hormone nữ (estrogen) có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để chứng minh cho nhận định trên.
Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Các triệu chứng có thể khác nhau và thay đổi theo thời gian. Triệu chứng thường gặp bao gồm:
– Mệt mỏi cực độ
– Đau hoặc sưng khớp
– Đau đầu
Tìm hiểu thêm: Lupus là gì?
Một trong các triệu chứng điển hình của bệnh lupus ban đỏ hệ thống là nổi mẩn đỏ trên má và mũi.
– Mẩn đỏ trên má và mũi hay còn gọi là “phát ban bướm”
– Thiếu máu
– Có vấn đề về đông máu
– Hội chứng Raynaud (ngón tay chuyển màu trắng / xanh khi lạnh)
Các triệu chứng khác có thể phụ thuộc vào các phần của cơ thể bệnh đang tấn công, chẳng hạn như đường tiêu hóa, tim, hoặc da.
Triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ cũng có thể gặp ở những bệnh khác, do đó việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Nếu phát hiện có một trong các triệu chứng nêu trên, nên tới bệnh viện để khám. Bác sĩ sẽ tìm hiểu các thông tin cần thiết và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm bổ sung để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống được chẩn đoán như thế nào?
Người bệnh có thể được yêu cầu xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và kiểm tra các dấu hiệu điển hình của bệnh lupus. Ngoài ra người bệnh cũng có thể được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm như:
– Xét nghiệm máu, chẳng hạn như xét nghiệm kháng thể và xét nghiệm công thức máu toàn diện.
– Xét nghiệm nước tiểu
– Chụp X – quang
Điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc bệnh chân tay miệng ở trẻ
Thuốc chống viêm giảm đau và sưng khớp có thể được sử dụng để làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Mục tiêu của điều trị lupus ban đỏ hệ thống là giảm bớt các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và phần nào của cơ thể chịu ảnh hưởng. Các phương pháp điều trị bao gồm:
– Thuốc chống viêm giảm đau và sưng khớp
– Các loại kem steroid để giảm phát ban
– Corticosteroid liều khác nhau để giảm thiểu các phản ứng miễn dịch
– Thuốc chống sốt rét để điều trị cho các vấn đề về da và khớp.
Các biến chứng lâu dài của bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Thật không may, theo thời gian, bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể gây thiệt hại hoặc biến chứng trong khắp cơ thể. Biến chứng có thể có thể bao gồm huyết khối, viêm tim, đột quỵ và tổn thương phổi. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể tác động tiêu cực đến cơ thể người mẹ trong thời kỳ mang thai, dẫn tới biến chứng thai kỳ và thậm chí sảy thai. Do đó người bệnh cần thảo luận với bác sĩ về các biện pháp để làm giảm thiểu biến chứng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.