Bệnh lý cao huyết áp khá phổ biến, không ít người gặp phải. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý như phình động mạch chủ bụng, phình tách động mạch chủ và bệnh máu ngoại biên.
Bạn đang đọc: Bệnh lý cao huyết áp liên quan đến những bệnh nào
1. Giải nghĩa cao huyết áp
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là bệnh lý mạn tính xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch đột nhiên tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như: Tai biến mạch máu não, bệnh tim mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim…
Huyết áp cao là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm
2. Thế nào được xem là cao huyết áp
Bệnh lý cao huyết áp xác định dựa trên 2 chỉ số gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
– Huyết áp tâm thu: Có giá trị cao hơn do máu trong động mạch đang được tim đẩy đi.
– Huyết áp tâm trương: Có giá trị thấp hơn do mạch máu không chịu áp lực tống máu từ tim.
Hiện nay, việc chẩn đoán và điều trị của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch nước ta thường tuân theo hướng dẫn điều trị của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Theo hướng dẫn mới của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng huyết áp cao được phân loại như sau:
– Huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mmHg
– Huyết áp bình thường: 120/80 mmHg trở lên
– Huyết áp bình thường cao: 130/85 mmHg trở lên
– Tăng huyết áp độ 1: 140/90 mmHg trở lên
– Tăng huyết áp độ 2: 160/100 mmHg trở lên
– Tăng huyết áp độ 3: 180/110 mmHg trở lên
– Cao huyết áp tâm thu đơn độc: huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi đó huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
– Tiền tăng huyết áp khi: huyết áp tâm thu lớn hơn 120 – 139 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 80 – 89mmHg. Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là bình thường. Huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên được xem là tăng huyết áp.
3. Nguyên nhân cao huyết áp là gì?
Hầu hết các trường hợp bệnh lý cao huyết áp đều không rõ nguyên nhân. Đây được xem là tăng huyết áp vô căn. Loại này thường do di truyền, phổ biến ở nam giới. Bên cạnh đó, cao huyết áp thứ phát thường xảy ra do một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hoặc tác dụng phụ của thuốc tránh thai, thuốc cảm, thuốc lá, cocaine, rượu bia. Loại này chiếm khoảng 5 – 10% trên tổng ca bệnh cao huyết áp. Điều trị dứt điểm nguyên nhân thứ phát có thể giải quyết tình trạng bệnh.
Đối với tăng huyết áp do tác dụng không mong muốn của thuốc, người bệnh sau khi ngừng thuốc có thể mất khoảng vài tuần để huyết áp ổn định về mức bình thường. Trẻ em, nhất là trẻ dưới 10 tuổi, nếu mắc cao huyết áp thứ phát, nguyên nhân thường do bệnh khác gây ra, điển hình là bệnh thận.
Tăng huyết áp thai kỳ thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Nguyên nhân của tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai có thể do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, đa thai, mang thai con đầu lòng, thai phụ dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi, người có tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường…
4. Triệu chứng cao huyết áp điển hình
Đa phần triệu chứng của cao huyết áp khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp không thể nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh có thể đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân tăng huyết áp có thể biểu hiện triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm thấy hơn là chảy máu cam.
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo tình trạng đột quỵ hiện nay
Cao huyết áp có thể dẫn đến các bệnh lý về não
Khi cao huyết áp ở giai đoạn nặng, các biến chứng tim mạch có thể xuất hiện bất ngờ và tước đi tính mạng người bệnh chỉ trong chớp mắt.
5. Bệnh lý cao huyết áp liên quan đến bệnh nào?
5.1. Bệnh lý cao huyết áp gây phình động mạch chủ bụng
Người bị bệnh phình động mạch chủ bụng ngày càng tăng lên do số người già có các yếu tố nguy cơ tim mạch tuổi trung niên ngày càng cao.
Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh phình động mạch bụng. Theo thống kê có khoảng 3% người huyết áp cao nhẹ có tuổi từ 60-75 bị phình động mạch chủ bụng trong khi đó tỷ lệ này là 11% ở những người có huyết áp tâm thu lớn hơn 195mmHg, đối với những bệnh nhân nam hút thuốc, trên 65 tuổi và bị tăng huyết áp thì có thể cần siêu âm động mạch chủ. Nếu phình động mạch chủ mà lớn hơn 5cm thì cần phải can thiệp.
5.2. Bệnh mạch máu ngoại biên
Huyết áp cao cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch máu ngoại biên, làm tăng nguy cơ dẫn đến những vấn đề tim mạch. Chỉ số áp lực cổ chân- cánh tay (ABI) nhỏ hơn 0,9, chỉ số này còn liên quan đến nguy cơ của các bệnh lý xơ vữa động mạch như huyết áp, hút thuốc, lượng cholesterol trong máu, bệnh tiểu đường, đặc biệt là do tuổi tác.
5.3. Phình tách động mạch chủ
Có đến 80% bệnh nhân mắc chứng phình tách động mạch chủ có tiền sử về bệnh cao huyết áp, huyết áp càng tăng thì nguy cơ bị phình tách động mạch chủ của người bệnh càng cao. Phình tách động mạch chủ có thể xảy ra ở động mạch chủ lên loại này cần được phẫu thuật. Huyết áp cao thường là nguyên nhân gây phình động mạch chủ đoạn xa.
>>>>>Xem thêm: Cách điều trị bệnh cơ tim phì đại
Người bệnh nên thăm khám, kiểm tra huyết áp ngay ghi có triệu chứng
5.4. Bệnh lý cao huyết áp biến chứng liên quan đến não
– Xuất huyết não: Khi huyết áp lên quá cao sẽ làm cho mạch máu não không chịu được áp lực sẽ bị vỡ, dẫn đến bệnh xuất huyết não, gây liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn nếu nặng có thể dẫn đến tử vong.
– Nhũn não: huyết áp cao cũng có thể làm hẹp mạch máu nuôi não, nếu mảng xơ vữa bị nứt, vỡ sẽ làm hình thành cục máu đông dẫn đến tắc mạch máu não gây chết 1 vùng não.
– Thiếu máu não: cao huyết áp cũng có thể là nguyên nhân làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm lên não không đủ khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, bất tỉnh.
5.5. Huyết áp cao làm dày cơ tim
Người bệnh bị nhồi máu cơ tim do cao huyết áp sẽ có 1 vùng cơ tim bị chết và không thể co bóp được từ đó có thể dẫn đến bệnh suy tim, nếu lâu ngày có thể khiến cơ tim phì đại và không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy tim.
Nếu cần tư vấn về các bệnh lý cao huyết áp nên đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.