Bệnh lý rối loạn tiền đình và những điều cần lưu ý

Bệnh lý rối loạn tiền đình hiện đang là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay, có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt bệnh xuất hiện với những biểu hiện đặc trưng như: hoa mắt, chóng mặt,…Không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà bệnh còn đe dọa tới tính mạng của con người nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Bệnh lý rối loạn tiền đình và những điều cần lưu ý

1. Bệnh lý rối loạn tiền đình là được định nghĩa như thế nào?

Bệnh lý rối loạn tiền đình và những điều cần lưu ý

Tìm hiểu về bệnh lý rối loạn tiền đình. Hệ thống tiền đình gồm gì?

Bệnh lý rối loạn tiền đình là tình trạng tình trạng rối loạn hoặc tắc nghẽn truyền dẫn và tiếp nhận thông tin do tổn thương ở dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não, hoặc những tổn thương ở khu vực tai trong và não.  Tình trạng này kéo dài sẽ gây mất thăng bằng, cơ thể người bệnh luôn loạng choạng không vững, kèm theo ù tai, buồn nôn,…Những triệu chứng này có thể xuất hiện nhiều lần, xuất hiện đột ngột thường gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

2. Một số nguyên nhân gây bệnh lý rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có thể do một số nguyên nhân sau:

– Viêm dây thần kinh tiền đình

– Bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, cường giáp, suy giáp,…

– Các chấn thương, viêm vùng tai trong, u dây thần kinh số 8,…

– Một số bệnh lý khác: bệnh Parkinson, nhồi máu tiểu não,…cũng có thể có mối liên hệ mật thiết với bệnh này

Ngoài ra còn một số yếu tố gây rối loạn tiền đình như: tuổi tác, tiền sử bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,…

3. Một số triệu chứng của rối loạn tiền đình

Tìm hiểu thêm: Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi có điều trị được không? 

Bệnh lý rối loạn tiền đình và những điều cần lưu ý

Một số triệu chứng của bệnh lý rối loạn tiền đình

Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình thường có một số triệu chứng điển hình như:

– Hoa mắt, chóng mặt đôi khi kèm theo cảm giác buồn nôn, muốn nôn, đổ mồ hôi nhiều và mắt thường mờ dần.

– Mất ý thức hoặc bị ngất xỉu: người bệnh thường sẽ mất ý thức trong một thời gian, thậm chí còn có thể ngất đi.

– Mất thăng bằng: đây là một triệu chứng điển hình thường xuyên xuất hiện với bệnh nhân tiền đình. Triệu chứng này khiến bệnh nhân thường xuyên đứng không vững, luôn có cảm giác lâng lâng, quay cuồng.

Có thể nói, chính những triệu chứng này kèm theo mệt mỏi, căng thẳng, stress sẽ khiến suy nhược cơ thể, làm hệ thần kinh bị tổn thương và người bệnh thường xuyên trằn trọc khó đi vào giấc ngủ.

4. Các loại rối loạn tiền đình thường gặp

4.1. Bệnh lý rối loạn tiền đình trung ương

Đây là một căn bệnh xuất hiện do sự tổn thương tiền đình bởi động mạch mang máu đi nuôi toàn bộ bị thiểu năng do tình trạng xơ vữa động mạch, huyết áp giảm,…Trong một số trường hợp, người bệnh mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể gây chèn mạch máu. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình trung ương.

Bệnh nhân mắc phải loại rối loạn này thường xuất hiện một số biểu hiện như đi đứng khó khăn, hay choáng váng, chóng mặt, thường xuyên quên, mất tập trung và kèm theo buồn nôn.

4.2. Bệnh lý rối loạn tiền đình ngoại biên

Bệnh nhân thường mắc bệnh lý rối loạn tiền đình ngoại biên do bị tổn thương tai trong, do sử dụng các thuốc có độc tính cao gây tổn thương tiền đình, sử dụng các chất kích thích,…

Một số biểu hiện có thể gặp như: chóng mặt khi thay đổi tư thế, những cơn chóng mặt xuất hiện nhiều nhưng trong khoảng thời gian ngắn, đặc biệt chỉ xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, chuyển từ nằm sang ngồi,…Đặc biệt những triệu chứng này khiến người bệnh rất khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày tuy nhiên họ vẫn có thể đi lại bình thường.

5. Những biến chứng của rối loạn tiền đình

Nếu bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài do rối loạn tiền đình, họ có thể sẽ xuất hiện một số ảnh hưởng xấu như:

– Trí nhớ suy giảm, thiếu tập trung trong công việc, hiệu quả trong công việc và học tập giảm sút

– Nguy hiểm hơn nếu mất ngủ kéo dài sẽ gây đột quỵ, tai biến mạch máu não do lượng máu lưu thông không đều

– Cơ thể dễ bị béo phì do thức đêm khiến bệnh nhân có cảm giác thèm ăn, vì thế họ sẽ ăn rất nhiều. Lượng mỡ vào thời điểm này sẽ được tích tụ lại, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh báo phì, thậm chí sẽ gây tiểu đường.

– Mất ngủ lâu ngày sẽ gây sạm da, lão hóa tóc, tóc bạc sớm,…

6. Người bệnh nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình?

Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý và thực hiện một số điều như:

– Nên thay đổi chế độ sinh hoạt, cần ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, không thức quá khuya, nghỉ ngơi ở nơi thật yên tĩnh, tránh ánh sáng để có thể dễ dàng ngủ hơn

–  Tránh làm việc căng thẳng, cần có thời gian biểu sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý. Cần tập những bài thể dục nhẹ nhàng, nâng cao sức khỏe và luôn giữ vững tinh thần thoải mái.

– Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ: hoa quả tươi, rau xanh,…Không chỉ thế, có thể bổ sung thêm một số loại hạt, trà tốt cho giấc ngủ, an thần tốt hơn.

– Không nên sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…Vì những chất này sẽ tác động xấu tới não bộ, điều này sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ cũng như quá trình điều trị của bệnh nhân.

7. Nên ăn gì khi mắc rối loạn tiền đình?

Bệnh lý rối loạn tiền đình và những điều cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Tất tần tật những điều cần biết về đau thần kinh tọa

Chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh lý rối loạn tiền đình

Không chỉ chú trọng tới quá trình điều trị, chế độ ăn uống của người mắc bệnh lý rối loạn tiền đình cũng đang rất được quan tâm. Một số loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân rối loạn tiền đình như:

– Thực phẩm giàu acid folic như nước ép cam, đậu trắng, lạc,…

– Bổ sung vitamin B6 như thịt gia cầm, hải sản,…Những loại thực phẩm này sẽ hỗ trợ giảm tình trạng chóng mặt và các triệu chứng của rối loạn tiền đình

– Bổ sung một số loại vitamin khác như vitamin C, vitamin D,…

– Bổ sung đủ nước mỗi ngày sẽ làm tăng lưu thông tuần hoàn máu.

8. Một số thực phẩm cần kiêng khi bị rối loạn tiền đình

–  Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều muối và đường. Người bệnh có thể bổ sung muối và đường bằng việc ăn các loại ngũ cốc thay vì bổ sung muối và đường trực tiếp.

– Không sử dụng các loại chất kích thích trong quá trình điều trị, vì có thể làm cản trở hiệu quả trong việc điều trị.

– Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về căn bệnh lý rối loạn tiền đình. Hi vọng qua những hiểu biết đó, bạn có thể tự nhận diện được căn bện này và có ý thức phòng ngừa cho bản thân bằng việc có chế độ ăn uống khoa học và chế độ sinh hoạt hợp lý hơn. Khi cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và phát hiện bệnh sớm nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *