Bệnh lý sa sút trí tuệ tâm thần cần thăm khám sớm

Nhiều người thấy biểu hiện nhớ nhớ, quên quên, nói nhảm ở người cao tuổi thường nghĩ đây là bệnh sa sút trí tuệ và nhầm tưởng luôn đó là bệnh lý tâm thần. Nhưng thực ra sa sút trí tuệ tâm thần không phải là một bệnh. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn về bệnh sa sút trí tuệ và bệnh tâm thần bạn nhé!

1. Sa sút trí tuệ tâm thần đều là bệnh lý ở não bộ

Bệnh sa sút trí tuệ và bệnh tâm thần đều là những bệnh lý xảy ra ở não, do sự rối loạn hoặc tổn thương não. Chúng ảnh hưởng tới cấu trúc hoặc chức năng của não bộ một cách tạm thời hoặc vĩnh viễn. Trong đó, sa sút trí tuệ thường gây mất trí nhớ vĩnh viễn (không phục hồi), còn rối loạn tâm thần (loạn thần, mê sảng) có thể ảnh hưởng tạm thời đến não bộ nếu có biện pháp điều trị hiệu quả kịp thời tình trạng này có thể được cải thiện.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin đề cập kỹ hơn đến bệnh lý sa sút trí tuệ và hai dạng phổ biến của chứng rối loạn tâm thần (gồm mê sảng và loạn thần).

Bệnh lý sa sút trí tuệ tâm thần cần thăm khám sớm

Bệnh lý sa sút trí tuệ và bệnh tâm thần đều là bệnh lý ở não bộ, cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

2. Sa sút trí tuệ

Là thuật ngữ chỉ tình trạng và bệnh gây nên sự suy giảm về trí nhớ, ngôn ngữ, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng tư duy ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của một người. Trong đó, Alzheimer là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây sa sút trí tuệ (chiếm khoảng 60-80% các trường hợp). Ngoài ra, chứng mất trí nhớ mạch máu do chảy máu và tắc nghẽn mạch máu trong não là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây sa sút trí tuệ.

Bộ não có nhiều vùng riêng biệt, mỗi vùng chịu trách nhiệm cho các chức năng khác nhau (ví dụ: bộ nhớ, phán đoán và vận động). Tế bào não ở khu vực nào bị hỏng thì khu vực đó sẽ không thể thực hiện chức năng một cách bình thường (mất chức năng).

Như trong bệnh Alzheimer, vùng hồi hải mã là trung tâm học tập và trí nhớ nếu các tế bào não ở khu vực hồi hải mã bị hư hại sẽ khiến người bệnh bị mất trí nhớ – đây là triệu chứng sớm nhất của bệnh Alzheimer.

Mặc dù, đa số các trường hợp mất trí nhớ do sa sút trí tuệ là vĩnh viễn và xấu dần đi theo thời gian nhưng các vấn đề về suy nghĩ và trí nhớ gây ra bởi các điều kiện sau đây thì vẫn có thể được cải thiện khi tình trạng này được điều trị hoặc giải quyết:

– Trầm cảm

– Tác dụng phụ của thuốc

– Uống rượu quá mức

– Các vấn đề về tuyến giáp

– Thiếu vitamin.

Sa sút trí tuệ không chỉ ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ mà còn ảnh hưởng đáng kể tới khả năng suy luận, khả năng giao tiếp, lý luận và gây ra những khó khăn trong việc thực hiện các công việc đơn giản hàng ngày như ăn uống, tắm rửa.

Bệnh lý sa sút trí tuệ tâm thần cần thăm khám sớm

Trong sa sút trí tuệ thì bệnh Alzheimer chiếm phần lớn, tiếp đó hay gặp nữa là sa sút trí tuệ trán – thái dương.

3. Rối loạn tâm thần (bệnh tâm thần)

3.1 Mê sảng không phải bệnh lý sa sút trí tuệ tâm thần

Đây là một tình trạng thái lú lẫn cấp tính. Khác với sa sút trí tuệ thì mê sảng có thể phục hồi được nếu như nguyên nhân cơ bản được điều trị.

Tình trạng mê sảng nói nhảm có thể dễ dàng bị bỏ qua ở những người bị sa sút trí tuệ, bởi sự nhầm lẫn một số triệu chứng và khả năng nhận biết, phân biệt hai tình trạng này vẫn còn hạn chế đối với nhiều người.

Các triệu chứng có thể kể đến như: khởi phát cấp tính và diễn tiến dao động. Không chú ý hoặc sao lãng. Suy nghĩ vô tổ chức hoặc mức độ ý thức thay đổi (có thể bao gồm ảo giác hoặc ảo tưởng).

3.2 Loạn thần không phải bệnh lý sa sút trí tuệ tâm thần

Đây là một tình trạng ảnh hưởng tới các mà não bộ xử lý thông tin, khiến bệnh nhân mất liên lạc với thực tế. Người bệnh có thể nghe thấy hoặc tin vào những điều không có thật. Loạn thần thực chất là một triệu chứng, chứ không phải một bệnh. Nó cũng có thể là triệu chứng của bệnh tâm thần như tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực.

Nguyên nhân gây loạn thần hiện chưa biết chính xác, các chuyên gia cho rằng một số yếu tố sau có thể tác động gây tình trạng loạn thần như: di truyền, thuốc, chấn thương tâm lý (quá căng thẳng), tổn thương do bệnh tật (u não, chấn thương sọ não, đột quỵ, bệnh parkinson, Alzheimer, sa sút trí tuệ, HIV,…)

Loạn thần không khởi phát đột ngột mà các dấu hiệu thường trải qua các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn cảnh báo (dấu hiệu trước khi loạn thần)

Người bệnh thường có những thay đổi từ từ trong cách suy nghĩ và hiểu biết về thế giới. Giảm mức độ hoặc hiệu suất công việc. Gặp rắc rối suy nghĩ rõ ràng hoặc tập trung. Nghi ngờ hoặc không hài lòng người khác xung quanh. Thiếu khả năng tự chăm sóc hoặc vệ sinh cá nhân. Dành nhiều thời gian một mình hơn bình thường. Cảm xúc mạnh mẽ hơn tình huống cần thiết (nhạy cảm)  hoặc vô cảm.

Giai đoạn loạn thần sớm: người bệnh thường nghe, nhìn, hoặc nếm những thứ người khác không thể. Giữ vững niềm tin hoặc suy nghĩ bất thường cho dù người khác nói gì. Rời xa gia đình và bạn bè. Ngừng chăm sóc bản thân. Không thể suy nghĩ rõ ràng hoặc chú ý.

Giai đoạn loạn thần: người bệnh thường phát sinh những ảo giác, ảo tưởng.

Bệnh lý sa sút trí tuệ tâm thần cần thăm khám sớm

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần ngày càng phổ biến, cần được quan tâm và điều trị kịp thời.

4. Chẩn đoán sa sút trí tuệ và rối loạn tâm thần

Không có xét nghiệm chẩn đoán nào khả dụng cho cả hai bệnh lý sa sút trí tuệ và rối loạn tâm thần. Bệnh thường được chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng thông qua quan sát, tìm hiểu tiền sử bệnh, loại trừ các bệnh lý có liên quan và trước khi đưa ra kết luận chính xác bác sĩ có thể phải theo dõi trong một thời gian dài.

Sa sút trí tuệ tâm thần phát triển theo thời gian, cùng với sự tiến triển chậm của suy giảm nhận thức. Chính vì vậy, nếu người bệnh có những biểu hiện của sa sút trí tuệ và/hoặc rối loạn tầm thần nên đi thăm khám sớm.

Bạn nên lựa chọn bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để thăm khám, bởi các bác sĩ này thường có chuyên môn sâu trong việc phát hiện và điều trị các bệnh lý ở não bộ trong đó có sa sút trí tuệ. Sau khi chẩn đoán xác định là rối loạn tâm thần, bác sĩ có thể tư vấn người bệnh thăm khám và điều trị chuyên sâu với bác sĩ, chuyên gia khoa tâm thần học để đạt hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *