Bệnh lý tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

Câu hỏi: Bệnh lý tăng nhãn áp có nguy hiểm không? là vấn đề khúc mắc được rất nhiều người quan tâm. Đây là một loại bệnh có khả năng dẫn tới việc mù lòa vĩnh viễn nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này bạn nhé.

Bạn đang đọc: Bệnh lý tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

1. Đôi điều cần biết về bệnh lý tăng nhãn áp trong mắt

1.1. Khái niệm bệnh lý tăng nhãn áp là như thế nào?

Bệnh lý tăng nhãn áp là một loại bệnh về mắt xảy ra khá phổ biến. Khi áp lực từ các chất lỏng (thủy dịch) bên trong mắt tăng lên mạnh mẽ sẽ gây đè nén, tạo áp lực lên vùng mắt. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng tăng nhãn áp trong mắt. Nếu bệnh không được phát hiện và có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt, thì bệnh sẽ có thể gây tổn thương hệ dây thần kinh trong mắt, đặc biệt chúng có thể gây suy giảm thị lực, mù lòa vĩnh viễn.

Hiện tượng tăng nhãn áp trong mắt bao gồm 4 dạng chính: tăng nhãn áp do bẩm sinh, tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn áp dạng thứ phát. Tùy vào từng dạng bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ có các phác đồ điều trị với phương pháp khác nhau.

Bệnh lý tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

Bệnh lý tăng nhãn áp là một loại bệnh về mắt xảy ra khá phổ biến

1.2. Giải đáp: Bệnh lý tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

Theo các nghiên cứu, khảo sát trên thế giới, bệnh tăng nhãn áp (hay còn gọi là glocom) là nguyên nhân gây ra hiện tượng giảm thị trường (vùng nhìn thấy của mắt) cho khoảng 61 triệu bệnh nhân. Trong số đó, có khoảng 5 triệu người đã bị mắc bệnh và bị mất thị lực hoàn toàn, mù vĩnh viễn. Đa số các trường hợp đều bị mù ít nhất 1 mắt, số còn lại là sẽ bị mù vĩnh viễn cả 2 mắt.

Do đó, có thể nói bệnh lý tăng nhãn áp là một loại bệnh về mắt nguy hiểm. Chúng còn có khả năng xảy ra theo đường di truyền từ bố mẹ sang con cái. Nếu như trong gia đình có tiền sử thành viên đã từng bị mắc glocom, thì con cái cũng sẽ mang tỉ lệ bị tăng nhãn áp lúc bẩm sinh khá cao.

Bệnh tăng nhãn áp trong mắt còn có thể xảy ra do các hoạt động không bình thường của thủy dịch trong mắt, do bị tác nhân va đập gây tổn thương, hoặc người mắc bệnh nền nghiêm trọng (tiểu đường, cao huyết áp,…).

2. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị mắc bệnh tăng nhãn áp

Tìm hiểu thêm: Đục thủy tinh thể khi nào cần mổ?

Bệnh lý tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

Bệnh tăng nhãn áp (hay còn gọi là glocom) là nguyên nhân gây ra hiện tượng giảm thị trường (vùng nhìn thấy của mắt) cho khoảng 61 triệu bệnh nhân

2.1. Bệnh tăng nhãn áp là tác nhân gây mù lòa

Trong số các loại bệnh lý có thể gây ra hiện tượng mù lòa vĩnh viễn cho 1 bên mắt hoặc cả 2 mắt đó chính là hiện tượng tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp được xem là 1 trong những bệnh gây tỉ lệ mùa lòa hàng đầu trên thế giới. Đi kèm với bệnh lý đục thủy tinh thể thì tăng nhãn áp là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm.

Bệnh lý tăng nhãn áp cũng thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh cận thị hoặc loãn thị do có một số triệu chứng khá tương đồng. Do đó, người bệnh đôi lúc sẽ lơ là với các biểu hiện này và dẫn tới việc thăm khám quá muộn.

Do đó, biện pháp tối ưu nhất là người bệnh nên chủ động đi thăm khám bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và có phương án điều trị phù hợp.

2.2. Tăng nhãn áp là nguyên nhân gây suy giảm thị lực của đôi mắt

Khi mắc bệnh lý tăng nhãn áp, người bệnh sẽ gặp nhiều triệu chứng khác nhau, tuy nhiên, chúng đều gây suy giảm thị lực cho mắt như: giảm tầm nhìn, mỏi mắt, nhức mắt,…Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh mà các triệu chứng này cũng sẽ diễn biến từ âm ỉ cho tới đột ngột. Một số trường hợp bệnh nhân bắt đầu với các cơn đau âm ỉ, suy giảm thị lực một cách từ từ. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân lại bị suy giảm thị lực rất nhanh, đi kèm với các biểu hiện khác như: buồn nôn, đau nhức đầu, đau nửa vùng vai gáy, chảy nước mắt liên tục, căng tức xung quanh vùng mắt,…

Bệnh nhân khi gặp các triệu chứng này thì cần chủ động đi thăm khám bác sĩ trước khi chúng gây quá đau đớn hoặc diễn biến thành các biến chứng gây khó khăn trong việc điều trị bệnh hiệu quả sau này.

2.3. Bệnh tăng nhãn áp làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày

Bên cạnh việc ảnh hưởng tới sức khỏe và thị lực của đôi mắt, bệnh tăng nhãn áp còn có thể gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Mắt luôn trong tình trạng mờ, đục, chói mắt, mỏi mắt,…sẽ khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi tham gia các bộ môn thể thao, tham gia giao thông, làm việc, học tập, sinh hoạt cá nhân,…

3. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tăng nhãn áp ở mắt

Bệnh lý tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể hiệu quả

Khi mắc bệnh lý tăng nhãn áp, người bệnh sẽ gặp nhiều triệu chứng khác nhau

Nguyên nhân gây bệnh lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng luân chuyển của dòng thủy dịch trong mắt. Do đó, một số nhóm đối tượng sau đây sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp trong mắt:

– Người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm hay nguy hiểm: công nhân làm việc hàn xì, cắt cán sắt thép, nhân viên vệ sinh, nhân viên phòng thí nghiệm, người thường xuyên chơi các môn thể thao mạnh,…

– Đối tượng có tiền sử trong gia đình đã từng có thành viên bị mắc bệnh tăng nhãn áp thì sẽ làm gia tăng khả năng di truyền sang cho con cái.

– Nhóm người có nhiều bệnh lý nền như: tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh làm suy giảm chức năng của mắt (viêm nhiễm, viêm màng bồ đào,…) cũng đóng vai trò là nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp ở phần cầu mắt.

Do đó, người bệnh không nên chủ quan với các bệnh lý nền của mình. Cần lên lịch đi thăm khám mắt định kỳ để tầm soát các bệnh về mắt nếu có.

4. Bệnh lý tăng nhãn áp ở mắt có điều trị được không?

Tùy vào từng tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn cũng như phác đồ điều trị phù hợp. Có một số cách điều trị hiệu quả đối với bệnh lý này đó là: sử dụng thuốc điều trị để có tác dụng hạ mức độ tăng áp trong mắt, thực hiện điều trị bằng laser công nghệ cao, phẫu thuật mổ khắc phục chấn thương do bệnh gây ra,…

Tuy nhiên, bệnh tăng nhãn áp không thể chữa khỏi 100% mà chỉ giúp giảm thiểu, hạn chế các triệu chứng, mức độ phát bệnh của bệnh lý. Do đó, bệnh nhân vẫn cần phải đi thăm khám bác sĩ thường xuyên để kiểm soát tình hình bệnh.

Liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được tư vấn thêm các thông tin chi tiết hoặc đặt lịch thăm khám với bác sĩ nhãn khoa bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *