Bệnh mất ngủ về đêm giờ không chỉ là bệnh của riêng người lớn tuổi, mà còn khá phổ biến ở cả giới trẻ. Mất ngủ khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu tập trung và giảm trí nhớ. Không chỉ vậy, bệnh lý này còn tiềm ẩn nhiều vấn đề dẫn tới những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo dõi bài viết dưới đây để biết về những tác hại mà bệnh lý này có thể gây ra.
Bạn đang đọc: Bệnh mất ngủ về đêm kéo dài gây ra những ảnh hưởng thế nào?
1. Tìm hiểu về chứng mất ngủ đêm
Theo các chuyên gia thì một người trưởng thành cần đảm bảo giấc ngủ đủ từ 7-8 tiếng/ngày. Ngoài thời gian, chất lượng giấc ngủ cũng cần được đảm bảo để khi tỉnh giấc bạn có thể tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, có người lại chỉ ngủ được từ 2-3 tiếng/ngày. Họ đã cố gắng đi ngủ sớm nhưng lại trằn trọc và khó khăn để đi vào giấc ngủ, đặc biệt dễ tỉnh giấc sau đó khó ngủ lại. Có trường hợp cả đêm không ngủ.
Với người cao tuổi ngủ dưới 4 tiếng/đêm và dưới 6 tiếng/đêm với người trẻ thì chứng tỏ bạn đang gặp phải tình trạng mất ngủ. Đặc biệt với người mất ngủ cả đêm còn có các nguy cơ dẫn tới các bệnh: tim mạch, huyết áp, đột quỵ, trầm cảm cao.
Mất ngủ là một phần của bệnh rối loạn giấc ngủ. Bệnh lý này được chia ra làm hai loại:
– Mất ngủ cấp tính: là tình trạng mất ngủ trong thời gian ngắn, kéo dài khoảng 1 tháng.
– Mất ngủ mãn tính: đây là tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Bệnh mất ngủ về đêm ở mức độ nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe từng người.
2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất ngủ về đêm
Tình trạng mất ngủ về đêm thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các số liệu thống kê, một số nguyên nhân điển hình được tổng hợp như:
2.1. Vấn đề về tuổi tác
Mất ngủ về đêm chủ yếu gặp nhiều ở người lớn tuổi, đặc biệt là độ tuổi ngoài 60. Tuổi càng cao khả năng tiết hormone tăng trưởng HGH càng thấp, từ đó làm giấc ngủ của người già bị kém đi. Các hormone giúp thiết lập giấc ngủ lại được tiết nhiều trong lúc ngủ sâu, thường vào 10 giờ tối. Trong khi người lớn tuổi lại khó ngủ được vào thời gian này, khiến lượng hormone tiết ra càng ít làm tình trạng mất ngủ càng gia tăng.
Tìm hiểu thêm: 5 di chứng nhồi máu não phổ biến và cách giảm thiểu
Bên cạnh đó, độ tuổi tăng lên tỷ lệ thuận với sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể nhất là não bộ và hệ thần kinh. Vì vậy, khả năng sản sinh hormone melatonin của tuyến tùng cũng bị ảnh hưởng.
2.2. Áp lực và căng thẳng kéo dài dẫn đến bệnh mất ngủ về đêm
Áp lực trong học tập, công việc, gia đình và xã hội cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới bênh mất ngủ về đêm. Căng thẳng kéo dài sẽ khiến cho não bộ phải hoạt động liên tục, hệ thần kinh trung ương không ở trạng thái nghỉ ngơi nên việc đi vào giấc ngủ sẽ khó khăn hơn.
Ngoài ra, khi cơ thể bị mệt mỏi, stress quá mức sẽ làm cho hệ thần kinh phóng thích các nội tiết tố như: cortisol, adrenalin,… để cơ thể kích ứng tốt hơn. Khi chúng diễn ra với cường độ liên tục sẽ gây ra ức chế và làm cơ thể rơi vào trạng thái rối loạn giấc ngủ.
2.3. Do thay đổi về nội tiết tố
Đây là vấn đề chính dẫn tới mất ngủ ở phụ nữ nhất là giai đoạn tiền mãn kinh hay đang mang thai và sau sinh. Vì khi nội tiết tố của nữ giới bị thay đổi bất thường, lượng hormone sẽ suy giảm khá nhiều. Ngoài mất ngủ, tình trạng thay đổi về nội tiết tố có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như: đau nhức xương khớp, căng thẳng, bực tức, lo âu,… Đây cũng là lý do khiến cho phụ nữ hay bị mất ngủ.
2.4. Thói quen không tốt
Một vài thói quen (đặc biệt của giới trẻ hiện nay) gây ảnh hưởng lớn đến tình trạng mất ngủ:
– Thường xuyên thức khuya, ngủ không theo giờ giấc.
– Lạm dụng thiết bị công nghệ quá nhiều gần giờ ngủ.
– Lười vận động hay vận động quá nhiều ngay trước khi ngủ.
– Dùng rượu, bia, thuốc lá, cafe,… với tần suất cao.
– Ăn quá nhiều hoặc ăn những đồ khó tiêu sát giờ nghỉ.
– Để không gian ngủ bí bách không sạch sẽ, thoáng mát.
2.5. Hệ quả của các bệnh lý
Một số bệnh nhân mắc các bệnh lý như: tiểu đêm, tiểu đường, viêm khớp, gout, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh về hô hấp,… Những bệnh lý này thường có các biểu hiện khó chịu, đặc biệt vào đêm làm cho giấc ngủ của người bệnh bị gián đoạn.
3. Tác hại của mất ngủ về đêm
Nếu tình trạng mất ngủ về đêm kéo và không kịp khắc phục sẽ gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho người bệnh. Dưới đây là các tác hại của bệnh lý này mà bệnh nhân sẽ gặp phải.
3.1. Tác hại của bệnh mất ngủ về đêm đối với sức khỏe
Mất ngủ về đêm kéo dài có thể dẫn tới một số vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe như:
– Tăng nguy cơ đột quỵ: Mất ngủ trong một thời gian dài sẽ làm cơ thể tăng sinh vượt quá mức các gốc tự do. Các gốc này dần tấn công và gây tổn thương cho mạch não gây ra xơ vữa cùng các huyết khối.
– Các vấn đề về tim mạch. Khi ngủ các hoạt động về tuần hoàn và hô hấp sẽ được chậm lại và nghỉ ngơi nhằm phục hồi năng lượng. Do đó, nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ khiến tim phải hoạt động liên tục làm tăng huyết áp, tim đập nhanh và nhiều vấn đề về tim mạch khác.
– Nguy cơ mắc bệnh ung thư cao. Tình trạng mất ngủ về đêm kéo dài có thể làm tổn thương đến các ADN và khả năng tự chữa lành gen của cơ thể. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư (nhất là ung thư vú ở phụ nữ).
– Các vấn đề về thần kinh: Ngủ không đủ giấc làm người bệnh luôn cảm thấy lo âu, nghĩ tiêu cực. Dần dần, sẽ làm tăng nguy cơ bị trầm cảm, rối loạn tâm lý, ảnh hưởng đến hành vi,…
3.2. Ảnh hưởng tiêu cực đến vẻ ngoài, nhất là với phụ nữ
Không những gây ra các vấn đề về sức khỏe, mất ngủ còn có nhiều tác hại đối với sắc đẹp của các chị em như:
– Tăng cân: Khi mất ngủ kéo dài làm cho hệ tiêu hóa không làm tốt nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn. Từ đó, gây lên tình trạng tích trữ mỡ thừa và tăng cảm giác thèm ăn. Làm cho cân nặng của người bệnh tăng lên nhanh chóng, nguy cơ dẫn tới béo phì, mỡ máu, tiểu đường,…cao.
– Nhanh lão hóa: Thức khuya, ngủ không đúng giấc ảnh hưởng trực tiếp tới nồng độ collagen trong cơ thể. Khiến cho da mặt xuất hiện các nếp nhăn, mụn, sạm, tối da,…
3.3. Tác hại đối với cuộc sống
Mất ngủ đêm làm ảnh hưởng đến tinh thần, chất lượng công việc và sự tỉnh táo của người bệnh vào ban ngày. Ngoài ra, nếu kéo dài tình trạng có thể khiến trí nhớ của người bệnh dần bị suy giảm và làm họ hay quên, lú lẫn. Khi cơ thể của chúng ta uể oải, mệt mỏi và không thể tập trung thì khó có thể hoàn thành các công việc. Mất ngủ cũng có thể khiến tâm lý người bệnh dễ nổi nóng, cáu gắt với mọi người xung quanh.
>>>>>Xem thêm: Bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao để ngủ ngon?
Trên đây là những tác hại mà mất ngủ về đêm có thể gây ra đối với người bệnh. Để phòng tránh và khắc phục những điều này, mỗi người cần chú ý quan tâm tới giấc ngủ cũng như sức khỏe bản thân hơn.