Bệnh nhân được chẩn đoán mắc máu nhiễm mỡ khi lượng mỡ trong máu gia tăng đột biến, lượng máu này được đánh giá bằng chỉ số cholesterol. Máu nhiễm mỡ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nếu không được ngăn ngừa và điều trị sớm có thể dẫn đến các bệnh như:
Bạn đang đọc: Bệnh máu nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào?
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc máu nhiễm mỡ khi lượng mỡ trong máu gia tăng đột biến
Bệnh viêm tụy
Khi bị máu nhiễm mỡ hàm lượng triglyceride trong cơ thể rất cao có thể gây sưng tuyến tụy, xuất hiện những biểu hiện như: đau bụng đi ngoài dữ dội, sốt, nôn, thở nhanh, nhịp tim nhanh. Nếu trường hợp dịch tiêu hóa bị rò bên ngoài tuyến tụy có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh máu nhiễm mỡ gây ra.
Bệnh tiểu đường
Bệnh máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại. Mối liên hệ này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, đặc biệt là đối với những trường hợp có nguy cơ huyết áp cao, tăng mỡ bụng, cholesterol tốt thấp và đường huyết cao. Khi chỉ số triglyceride cao kết hợp cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Bệnh gan
Tìm hiểu thêm: 6 lợi ích cho sức khỏe nếu như bạn hạn chế ăn đường
Mỡ máu cao khiến lượng triglyceride cao cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Mỡ máu cao khiến lượng triglyceride cao cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh gan mạn tính như xơ gan, hay ung thư gan…
Bệnh tim mạch
Các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, kết hợp cùng với chỉ số triglyceride tăng cao sẽ làm tăng gấp đôi khả năng mắc về các bệnh tim mạch cho con người.
Đột quỵ
Yếu tố chính dẫn đến vấn đề này chính là triglyceride tăng cao gây ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp cho não. Vì vậy tác hại nguy hiểm của máu nhiễm mỡ là có thể khiến người bệnh bị đột quỵ bất cứ lúc nào.
Đau và tê chân
Khi có quá nhiều mỡ máu, sẽ tạo nên lớp chất trong lòng động mạch, khi chảy đến chân sẽ gây ra bệnh động mạch ngoại biên. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cảm giác đau và tê chân, đặc biệt là khi lúc đi bộ, ngoài ra, bệnh cũng làm tăng khả năng nhiễm trùng ở chân, bàn chân.
Làm gì để giảm mỡ trong máu?
>>>>>Xem thêm: Són tiểu nguyên nhân do đâu?Điều trị són tiểu bằng cách nào?
Những người bị máu nhiễm mỡ cần đi kiểm tra mỡ máu định kỳ 3 – 6 tháng/lần
Những người bị máu nhiễm mỡ cần đi kiểm tra mỡ máu định kỳ 3 – 6 tháng/lần và áp dụng chế độ ăn uống luyện tập nghiêm khắc:
– Luyện tập thể dục thể thao kiểm soát cân nặng.
– Tránh ăn các chất béo bão hòa, ăn nhiều chất béo có lợi, giảm thịt đỏ.
– Bổ sung nhiều rau quả, nhiều chất xơ.
– Hạn chế ăn các đồ rán, xào nhiều dầu mỡ.
– Không hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu.
– Không nên ăn tối quá muộn, ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hóa sẽ làm Cholesterol đọng trên thành động mạch.