Tình trạng mắt bị mờ không còn quá xa lạ nên nhiều người thường chủ quan. Tuy nhiên, khi bệnh mờ mắt kéo dài kèm theo các triệu chứng sưng, nóng, đỏ thì người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm nhất phòng ngừa các biến chứng suy giảm thị lực.
Bạn đang đọc: Bệnh mờ mắt khi nào đáng lo ngại?
1. Thế nào là mờ mắt?
Mắt là cơ quan thị giác đảm nhiệm chức năng nhìn, quan sát, thu nhận hình ảnh của sự vật, màu sắc rồi chuyển thông tin tới não bộ xử lý và lưu trữ. Mắt giúp chúng ta làm tốt các công việc hàng ngày như đọc sách, xem ti vi, đi lại, dọn dep, làm việc…
Bệnh mờ mắt gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh mờ mắt xảy ra khi mắt không nhìn thấy rõ mọi vật xung quanh hoặc bị hạn chế một phần thị lực gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Lúc này, người bệnh cảm thấy luôn có một màng chắn mờ ảo trước mắt khiến mọi thứ xung quanh không còn rõ nét.
Hiện tượng này có thể xảy ra với 1 bên hoặc cả 2 bên mắt. Bệnh có các dấu hiệu đặc trưng như đau mắt, khó tập trung và chảy nước mắt.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh mờ mắt
Đa phần người bệnh thường chủ quan khi bệnh ở giai đoạn sớm. Chỉ tới khi mắt bị ảnh hưởng rõ rệt thì người bệnh mới bắt đầu cảm thấy lo lắng. Một vài nguyên nhân điển hình dẫn tới mờ mắt như:
– Chứng rối loạn điều tiết: Hiện tượng này xảy ra khi mắt phải làm việc quá lâu với máy tính, điện thoại, đọc sách. Nơi làm việc thiếu ánh sáng, không đảm bảo khoảng cách tầm nhìn khiến mắt thường xuyên phải điều tiết quá mức. Mắt chỉ ngưng điều tiết lúc chúng ta đi ngủ hoặc nhắm mắt. Vì vậy, nếu để mắt điều tiết một thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn thị giác, mắt bị mờ, nhòe.
– Mắc các tật khúc xạ mắt (cận, viễn, loạn) đây là các vấn đề về mắt thường gặp khiến mắt không quan sát được các vật ở cự ly gần hoặc xa. Để nhìn rõ được, người bệnh thường phải nheo mắt để điều tiết mắt.
– Mắt bị nhiễm trùng: do virus, vi khuẩn và nấm khiến giác mạc chịu nhiều tổn thương. Bệnh thường kéo theo các dấu hiệu như chảy nước mắt liên tục, sưng đỏ, suy giảm thị lực.
Tìm hiểu thêm: Nếu bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mờ mắt.
– Viêm màng bồ đào: Màng bồ đào có vai trò quan trọng với đôi mắt bởi bộ phận này có chứa các mạch máu nuôi dưỡng cho toàn bộ đôi mắt. Màng bồ đào bị viêm khiến mắt bị tổn thương gây ra hiện tượng mờ nhòe.
– Đục thủy tinh thể: bệnh lý này đa phần gặp ở người cao tuổi, không có triệu chứng đau nhức, khiến mắt bị mờ dần dần.
– Bong võng mạc thường gặp ở người bị cận thị nặng, mắt có những vết rách gây tổn thương võng mạc cần phải được điều trị sớm bởi nguy cơ cao suy giảm thị lực, mất thị lực vĩnh viễn.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác khiến mắt bị mờ như các triệu chứng của bệnh đột quỵ, đau đầu, loét giác mạc, khô mắt, vẩn đục dịch kính. Đây là các bệnh lý nguy hiểm thường gặp dẫn tới hiện tượng mắt mờ. Vì vậy, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần đi thăm khám càng sớm càng tốt.
3. Bệnh mờ mắt khi nào đáng lo ngại cần được hỗ trợ y tế?
Đối với các trường hợp mắt mờ từ từ, bệnh nhân cần theo dõi và đến các cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện và ngăn ngừa biến chứng trầm trọng xảy ra. Tuy nhiên, mắt bị mờ đột ngột là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh nhân cần được hỗ trợ ý tế ngay lập tức.
Bạn hãy gọi ngay cấp cứu khi thấy mắt mờ kèm các triệu chứng:
– Đau nhức, chảy nước mắt, hiện tượng đau đầu hoặc đau nửa đầu, buồn nôn. Đó có thể là các biểu hiện của bệnh Glocom hay còn gọi là thiên đầu thống.
– Đột ngột không nhìn thấy gì. Đây có thể là biểu hiện của bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc. 1-2 giờ đầu là “thời điểm vàng” cấp cứu không nên chậm trễ.
– Chấn thương, va chạm vùng mắt cần được y tế sơ cứu, sát trùng mắt càng sớm càng tốt.
4. Cách phòng tránh bệnh mờ mắt
4.1 Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày
– Vệ sinh mắt với nước muối sinh lý hàng ngày.
– Đeo kính khi ra đường tránh để mắt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có chứa tia cực tím và hạn chế khói, bụi môi trường.
– Làm việc, học tập trong điều kiện ánh sáng đảm bảo, giữ đúng khoảng cách.
– Hạn chế để mắt tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,..
– Rửa tay sạch trước khi chạm lên mắt tránh vi khuẩn xâm nhập.
– Thăm khám mắt định kì 3-6 tháng/1 lần, nhất là những người tiền sử gia đình có người mắc bệnh lý về mắt.
– Tuyệt đối không hút thuốc lá.
4.2 Bổ sung dưỡng chất cho đôi mắt
– Thiết lập chế độ ăn uống đủ chất, khoa học
– Tăng cường ăn các loại rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, rau cải xoăn vì có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho đôi mắt.
– Ăn các loại trái cây tươi có màu đỏ, cam, vàng như đu đủ, cam, cà rốt,…
– Ăn các loại cá tươi như cá hồi, cá thu vì có chứa omega-3 giúp mắt sáng khỏe, ngăn ngừa các bệnh lý đục thủy tinh thể, khô mắt, vẩn đục dịch kính
>>>>>Xem thêm: Lý giải nguyên nhân gây ngứa mắt
Người bệnh nên đi khám ngay khi có dấu hiệu bị mờ mắt
Nếu bạn đang bị bệnh mờ mắt hay gặp bất kì dấu hiệu bất thường nào về mắt, hãy mau chóng đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời giảm thiểu biến chứng.
Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI thuộc top địa chỉ thăm khám mắt hàng đầu hiện nay, đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ bác sĩ mắt đầu ngành, hệ thống thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài như máy sinh hiển vi phẫu thuật mắt, máy laser quang đông võng mạc, máy đo khúc xạ tự động, máy chụp đáy mắt màu… Chuyên khoa Mắt của Thu Cúc TCI nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh về mắt toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
Để được tư vấn kĩ hơn về các gói khám mắt tại Thu Cúc TCI, khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn giải đáp kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.