Bệnh mộng thịt ở mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Bệnh mộng thịt ở mắt gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh và có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời. Cùng tìm hiểu ngay về bệnh mộng thịt cũng như các dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả để bảo toàn thị lực tối ưu trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Bệnh mộng thịt ở mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

1. Bệnh mộng thịt ở mắt

Mộng thịt là một khối u hình tam giác ở trên phần màu trắng của tròng mắt và kéo dài qua giác mạc. Bệnh mộng thịt có thể khiến khuôn mặt trở nên kém thẩm mỹ nhưng đây là khối u lành tính, không gây ung thư. Bệnh tiến triển từ từ và ngừng phát triển ở một thời điểm nhất định ở phần lớn người mắc bệnh. Tuy vậy, cũng có một số trường hợp bị phì đại mộng thịt khiến đồng tử bị cản trở, giảm tầm nhìn.

Mặc dù mộng thịt không phải là bệnh nghiêm trọng nhưng có thể gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt của mọi người. Đặc biệt, khi mộng thịt phát triển quá lớn thì có thể dẫn tới che khuất đồng từ, khiến tầm nhìn của mọi người bị giảm sút. Ngoài ra, mộng thịt cũng khiến cho khuôn mặt của mọi người trở nên kém thẩm mỹ hơn vì khối u này khiến mắt luôn có cảm giác sưng đỏ.

Bệnh mộng thịt ở mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Mộng thịt về bản chất là khối u hình tam giác nhô lên ở vùng kết mạc mắt

2. Nguyên nhân gây mộng thịt

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được dấu hiệu liên quan giữa bệnh mộng thịt với yếu tố di truyền. Điều này đồng nghĩa với việc, những người sinh ra trong gia đình có người mắc mộng thịt không có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bất kỳ đối tượng nào.

Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh mộng thịt ở mắt vẫn chưa được xác định cụ thể. Một số nhà nghiên cứu cho rằng mộng thịt hình thành do mắt phải tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím. Những người phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp, thường xuyên làm việc ở ngoài trời được coi là có tỷ lệ mắc cao hơn.

Ngoài ra, những người sống trong môi trường thường xuyên ô nhiễm hay có thói quen chăm sóc mắt sai cách cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, những người mắc các bệnh lý về mắt mà chưa điều trị khỏi hoặc đang trong quá trình điều trị cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh.

3. Dấu hiệu bệnh mộng thịt

Bệnh mộng thịt có thể dễ dàng nhận biết bởi khối u này xuất hiện nay trên tròng mắt màu trắng. Chúng có màu sắc hơi vàng nhạt, có thể sưng đỏ và có các tia máu nhỏ. Ngoài ra, mọi người cũng có thể phân biệt bệnh thông qua một số tình trạng sau đây:

– Cộm, đỏ ở mí mắt

– Đỏ mắt

– Chảy nước mắt

– Nóng mắt

– Cảm giác đau, ngứa

– Nhìn mờ, nhìn đôi…

Bệnh mộng thịt ở mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Mắt bị mộng thịt thường xuyên cộm đỏ, chảy nước mắt…

Mộng thịt về cơ bản không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mắt nhưng trong trường hợp không được điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau đây:

– Nhìn đôi, loạn thị: Một trong những biến chứng thường gặp, xảy ra khi mộng thịt phì đại khiến đồng tử và giác mạc bị cản trở. Khi đó, hình ảnh thu vào trong mắt không được rõ nét, khiến mọi người có cảm giác nhìn mờ, loạn thị, hình ảnh có bóng đôi… Mộng thịt phì đại càng lớn thì tình trạng này diễn ra càng nghiêm trọng.

– Viêm loét giác mạc: Giác mạc là lớp mô trong suốt ở trước con ngươi, nếu bị trầy xước hoặc nhiễm trùng do một thịt thì sẽ dẫn tới viêm loét giác mạc, đồng thời làm cản trở khả năng hội tụ ánh sáng vào trong mắt. Bệnh khá nguy hiểm và có thể để lại nhiều di chứng khó hồi phục như sẹo giác mạc, mất thị lực, lồi mắt cua…

– Dính mi cầu: Thành xơ bị dính chặt vào kết mạc của nhãn cầu với kết mạc mi mắt, dẫn tới tình trạng mi mắt và nhãn cầu không thể cử động được. Lâu dần dính mi cầu sẽ dẫn tới nhược thị, khiến thị lực của người bệnh giảm đi nghiêm trọng.

– Mất thị lực: Khi mộng thịt làm tổn thương giác mạc nghiêm trọng sẽ khiến thị lực bị ảnh hưởng nặng nề, có thể mất đi một phần hoặc toàn bộ thị lực. Đồng thời, bệnh cũng có thể khiến người bệnh dễ mắc các bệnh lý nhãn khoa như đục thủy tinh thể…

4. Chẩn đoán và điều trị

Người bệnh khi có các dấu hiệu bất thường kể trên thì cần đi khám kịp thời để được bác sĩ xác định đúng bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra thị lực, giác mạc,… để xác định bệnh và mức độ bệnh ở từng người. Sau đó, bác sĩ dựa vào tình trạng cũng như thể trạng của người bệnh mà sẽ đưa ra các phương án xử trí phù hợp.

– Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc uống, thuốc nhỏ mắt để tác động và ức chế mộng thịt phát triển. Phương pháp này được áp dụng đối với những người có mộng thịt kích thước vừa phải, tình trạng chưa quá nghiêm trọng.

– Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật cắt bỏ mộng mắt để bảo toàn sức khỏe thị lực cho người bệnh. Phương pháp được áp dụng cho những trường hợp người bệnh điều trị nội khoa nhưng vẫn không đạt hiệu quả như mong muốn. Tuy vậy, sau phẫu thuật, bệnh vẫn có thể tái phát nên người bệnh cần sinh hoạt với một chế độ khoa học và bảo vệ mắt đúng cách.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng và cách điều trị bệnh Glaucoma góc đóng

Bệnh mộng thịt ở mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Nhỏ mắt là một trong những phương pháp thường được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh mộng thịt ở mắt

5. Phòng ngừa mộng thịt

Để bảo vệ mắt đúng cách và phòng ngừa mắc mộng thịt, mọi người cần lưu ý tới các vấn đề sau:

– Đeo kính bảo vệ mắt khỏi tia UV từ ánh nắng mặt trời, ánh sáng xanh trong thiết bị điện tử hoặc khói bụi, ô nhiễm khi ra ngoài đường.

– Bổ sung vitamin A, C, E, Omega… từ thực phẩm hoặc một số loại thực phẩm chức năng có khuyến cáo của bác sĩ.

– Học tập và làm việc với chế độ khoa học, nghỉ ngơi đúng giờ và hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian quá lâu.

– Vệ sinh vùng mắt hằng ngày một cách nhẹ nhàng và khoa học để làm sạch bụi bẩn…

– Khám mắt định kỳ hoặc khi có các dấu hiệu bất thường để kiểm soát sức khỏe kịp thời.

Bệnh mộng thịt ở mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

>>>>>Xem thêm: 2 đường lây truyền bệnh đau mắt đỏ, bạn đã biết?

Khám mắt thường xuyên giúp mọi người có thể chủ động phát hiện và điều trị bệnh lý nhãn khoa

Bệnh mộng thịt ở mắt cần được phát hiện và xử trí đúng cách để bảo toàn sức khỏe thị lực cho mọi người một cách tốt nhất. Vì vậy, mọi người nên cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở mắt và đi khám sớm để được bác sĩ điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *