Mộng mắt là hiện tượng dễ gặp ở mắt, mộng mắt lành tính và không đem đến những biến chứng nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ và cản trở tầm nhìn khi mộng kéo xa. Vì vậy, người mắc mộng thịt ở mắt vẫn nên tới các cơ sở y tế để tiến hành điều trị sớm nhất để phòng trừ các biến chứng không đáng có. Bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về bệnh mộng thịt.
Bạn đang đọc: Bệnh mộng thịt ở mắt và cách điều trị
1. Khái niệm bệnh mộng thịt ở mắt và phân loại bệnh
Mộng thịt thực chất là một khối u lành tính xuất hiện ở góc mắt, có thể là góc trong, ngoài hoặc cả 2. Bệnh có thể mắc ở 1 hoặc 2 mắt nhưng phổ biến hơn ở 1 bên, ít bị ở cả 2 mắt. Mộng thịt di chuyển từ góc mắt lan đến giác mạc. Khi mắt bị mộng thịt, nhìn bằng mắt thường bạn có thể thấy khối mộng hơi nhô, các mạch máu nhỏ li ti, khối mộng thịt có màu hồng hoặc đỏ đặc trưng. Bệnh mộng thịt lành tính và phát triển chậm theo thời gian nhưng nếu khối mộng phát triển mạnh, kéo lan che lấp 1 phần giác mạc thì sẽ ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Sự phát triển, lan rộng của mộng thịt còn tùy thuộc vào cơ địa hoặc môi trường.
Hình ảnh mắt bị mắc mộng thịt.
Theo tiên lượng bệnh, mộng thịt được chia ra 2 loại:
– Mộng thịt tiến triển: mộng có hình răng cưa, thân mộng dày, có khả năng tái phát cao
– Mộng thịt xơ: đầu mộng tròn, trắng, ít tái phát
Nếu theo mức độ xâm lấn vào giác mạc, bệnh có 3 loại:
– Cấp độ 1: dưới 2mm
– Cấp độ 2: mộng xâm lấn 2 – 4mm
– Cấp độ 3: mộng đã xâm lấn trên 4mm
Bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ để xác định tình trạng của mộng và có phương pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt quan trọng với các trường hợp mộng đã xâm lấn sâu.
2. Cấu tạo của mộng thịt
– Đầu mộng thịt: hơi nhọn, gồ lên phía trên giác mạc, dính chặt vào giác mạc. Khi bệnh phát triển, đầu mộng có thể lan xa ra và che 1 phần giác mạc.
– Cổ mộng thịt: dính chặt vào rìa
– Thân mộng thịt: hình cánh quạt, di chuyển trên vùng lòng trắng của mắt, thân mộng có các mạnh máu li ti. Tùy vào tổ chức xơ và độ cương tụ khác nhau, thân mộng sẽ dày hoặc mỏng.
3. Tại sao bạn mắc mộng thị
Các yếu tố dưới đây sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mộng thịt ở mắt:
– Khí hậu nóng, khô và thường xuyên phải làm việc ngoài trời
– Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, bụi, phấn, gió, cát
– Mắt phải thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
– Viêm kết mạc mãn tính có thể gây ra mộng thịt
Trên đây chỉ là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc mộng thịt, nguyên nhân chính gây mộng thịt chưa được làm rõ. Nhưng những người thường xuyên sống và làm việc trong các môi trường kể trên thì mắt dễ bị khô từ đó dễ mắc bệnh. Bệnh mộng thịt cũng thường xuất hiện ở người lớn hơn trẻ em.
4. Dấu hiệu nhận biết mắt bị mộng thịt
Mộng thịt ở mắt rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Bạn có thể kiểm tra mắt bị mộng thịt qua các dấu hiệu dưới đây:
– Thấy khó chịu ở mắt: đỏ mắt, ngứa mắt, khô mắt,… đặc biệt là ở vùng khóe mắt
– Thấy có những mạch máu li ti xuất hiện ở rìa giác mạc
– Cộm như có cát trong mắt, có thể kèm theo ngứa mắt
– Thị lực giảm sút nếu khối mộng thịt lan sâu vào trong
– Khi bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm loét giác mạc ở đầu mộng thịt
Tìm hiểu thêm: Giải đáp câu hỏi khám mắt cận ở đâu tốt tại Hà Nội
Mắt có mộng thịt kéo xa lan rộng gần giác mạc.
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh không kèm theo đau rát. Tuy nhiên đừng bỏ qua các dấu hiệu cơ bản vì nếu bệnh phát triển nặng hơn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
5. Mộng thịt ở mắt có chữa được không?
Mộng thịt chỉ là 1 khối u lành tính và phát triển rất chậm qua thời gian. Tuy nhiên, để hạn chế những tác hại của nó thì tốt nhất, người bệnh nên tiến hành khám và điều trị sớm nhất có thể. Bệnh mộng thịt có thể được điều trị bằng 2 phương pháp:
– Dùng thuốc
– Phẫu thuật
5.1. Dùng thuốc
Khi mộng thịt mới hình thành, chưa lan rộng và chưa cản trở quá lớn đến cuộc sống của bệnh nhân thì có thể sử dụng thuốc mỡ, thuốc tra mắt, nước mắt nhân tạo. Các phương pháp này giúp giữ ẩm cho mắt, ngăn chặn mộng thịt phát triển và lan rộng. Tuy nhiên, tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc này mà phải dùng theo chỉ định. Nên tái khám để xác định lại tình trạng bệnh.
5.2. Phẫu thuật mộng thịt
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định thực hiện khi khối mộng phát triển lớn, lan xa, che lấp giác mạc hoặc đã có dấu hiệu gây viêm. Các kỹ thuật phẫu thuật thường được sử dụng như:
– Cắt bỏ đơn thuần
– Ghép kết mạc tự thân
– Ghép tế bào mầm
Bên cạnh đó, kết hợp song song các phương pháp:
– Chiếu tia laser, tia X
– Dùng thuốc chống chuyển hóa
– Thuốc chứa corticoid
Phẫu thuật còn giúp làm giảm tỷ lệ tái phát bệnh còn 2 – 3% tùy vào phẫu thuật hoặc thậm chí là không tái phát. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn vệ sinh mắt và dùng thuốc của bác sĩ và tái khám định kỳ theo chỉ định.
>>>>>Xem thêm: Loạn dưỡng giác mạc: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị
Bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
6. Thói quen sinh hoạt tốt hạn chế mắc mộng thịt
Để hạn chế nguy cơ mắc mộng thịt, bạn có thể xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp bảo vệ mắt tốt hơn:
– Dùng kính bảo hộ bảo vệ mắt khỏi các yếu tố gây hai: khói, bụi, ánh sáng mặt trời,… Nên sử dụng các loại kính râm bao quanh, ôm vào vùng mắt, bảo vệ mắt ở mọi góc độ thay vì những loại kính thông thường.
– Đội mũ rộng vành khi đi bộ dưới nắng, bảo vệ mắt khỏi bị bụi, cát bay vào
– Để mắt có thời gian nghỉ ngơi sau khi làm việc dưới ánh nắng mặt trời. Kể cả khi bạn làm việc với máy vi tính thì cũng nên cho mắt có thời gian nghỉ ngơi để mắt được thư giãn và điều tiết tốt hơn. Việc này còn giúp hạn chế các bệnh lý khác của mắt.
– Nếu cảm thấy mắt bị khô thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo giữ ẩm cho mắt
– Thăm khám mắt định kỳ là việc nên làm ở mọi lứa tuổi giúp tầm soát các bệnh lý về mắt và có hướng điều trị kịp thời, hạn chế các rủi ro, biến chứng
Tuy lành tính nhưng mộng thịt ở mắt thể hiện rằng mắt bạn đang bị tổn thương và nên được điều trị ngay lập tức. Chuyên khoa Mắt Thu Cúc TCI với đầy đủ các gói khám chữa bệnh, trang thiết bị hiện đại chính là địa chỉ bạn đang cần tìm kiếm khi mắt xảy ra vấn đề không mong muốn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.