Chữa nấm móng chân ở trẻ là một quá trình lâu dài, phức tạp và đòi hỏi sự kiên trì. Bởi vì thực tế nhiều trẻ không muốn bôi thuốc hàng ngày. Do đó nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm nấm, nên nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và tư vấn lựa chọn hình thức điều trị phù hợp nhất.
Bạn đang đọc: Bệnh nấm móng chân ở trẻ có nguy hiểm không?
1.Bệnh nấm móng ở trẻ em và những điều cần biết
1.1. Bệnh nấm móng chân ở trẻ là gì?
Bệnh nấm móng chân có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ lớn và người trưởng thành, đặc biệt là những người đổ mồ hôi nhiều, người lao động thường xuyên làm việc và tiếp xúc với nước, hóa chất, môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém… Dấu hiệu nấm móng chân ở trẻ em thường là móng trở nên dày và dễ gãy, móng chuyển màu vàng hoặc tối màu.
1.2. Bệnh nấm móng chân ở trẻ có nguyên nhân do đâu?
Không ít phụ huynh thắc mắc nguyên nhân tại sao con họ lại bị bệnh nấm móng chân, nếu biết được nguyên nhân gây bệnh có thể giúp cha mẹ trong việc ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc phòng không cho trẻ bị nhiễm. Có nhiều nghiên cứu vào khảo sát cho thấy, nấm men candida và nấm sợi dermatophytes là những nguyên nhân chính gây nên bệnh nấm móng chân móng tay cho trẻ em.
Chữa nấm móng chân ở trẻ là một quá trình lâu dài, phức tạp và đòi hỏi sự kiên trì..
Các loại nấm gây ra bệnh kể trên sau khi xâm nhập vào da qua những vết thương hở, vết trầy xước sẽ di chuyển dần đến những vùng da niêm mạc dưới móng, sau đó gây ra những vấn đề về nhiễm trùng móng chân và gây bệnh nấm móng chân cho trẻ.
Bên cạnh nguyên nhân chính và trực tiếp là các loại nấm, bệnh nấm móng chân còn có thể do một số những nguyên nhân khác như:
– Vệ sinh chân tay kém. Phần lớn trẻ nhỏ không có ý thức trong việc vệ sinh tay chân, nhất là các kẽ móng tay, móng chân. Nếu cha mẹ không nhắc nhở hoặc rửa tay chân sạch sẽ thường xuyên cho trẻ có thể khiến cho vi khuẩn ẩn chứa trong các kẽ móng sinh sôi, phát triển thành nấm móng.
– Do trẻ chạm vào những đồ vật xung quanh. Trẻ nhỏ vốn bản tính hiếu động, ham học hỏi, tò mò và muốn khám khá nên không thể tránh khỏi việc trẻ sẽ chạm vào rất nhiều đồ vật xung quanh mình như: cây cối, con vật, bùn đất, cát, hồ bơi, ao tù, v…v… Những đồ vật này đều có thể là nơi ẩn chứa những loại vi khuẩn, vi sinh vật gây ra bệnh nấm móng cho trẻ.
– Bị lây. Một nguyên nhân khác có thể xảy ra đó là trẻ bị lây bệnh nấm móng chân từ người khác như bạn bè, anh chị em, bố mẹ, người thân trong gia đình,…
– Cha mẹ cắt móng tay chân cho trẻ quá sát khiến cho phần da dưới móng lộ ra, không được móng tay bảo vệ. dễ dàng bị xước hoặc bị các loại vi nấm xâm nhập vào gây nên bệnh.
Chính vì vậy, việc cắt móng cho trẻ là cần thiết, nhưng không nên cắt quá ngắn, nên để lại một phần nhỏ móng chân tay nhô ra để bảo vệ phần da dưới ngón chân tay trẻ.
1.3. Những dấu hiệu chỉ ra bệnh nấm móng chân ở trẻ
Nấm móng chân là tình trạng móng chân của trẻ bị tổn thương do bị các loại vi nấm sợi tơ và nấm hạt men gây ra. Nếu trẻ sống trong môi trường ẩm ướt hoặc hay dùng chung những đồ vật cá nhân với nhiều người thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường.
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, vi nấm có thể tồn tại một cách tự nhiên trên da mỗi người. Khi xuất hiện các vết xước hoặc trong điều kiện thuận lợi thì những loại vi nấm này mới bắt đầu phát triển và xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Từ đó, dẫn đến tình trạng nấm móng tay chân ở trẻ. Bệnh có nhiều mức độ từ nhẹ cho đến nặng nhưng hầu hết không có trường hợp biến chứng nguy hiểm nào được ghi nhận đối với bệnh này.
Tìm hiểu thêm: Cúm A H1N1: Nguy cơ đại dịch, đừng chủ quan
Điều trị truyền thống cho móng chân nấm ở trẻ em thường bao gồm thuốc chống nấm dạng bôi và dạng uống
Những dấu hiệu để nhận biết trẻ đã bị nhiễm nấm ở móng chân như sau:
– Bề mặt của móng chân không được mịn màng, có nhiều đốm trắng hoặc vàng xuất hiện. Bóng không còn sự sáng bóng và mạnh khỏe như bình thường.
– Móng chân của trẻ có xu hướng chuyển thành màu xanh, vàng, nâu,.. những màu sắc không bình thường như với một móng khỏe mạnh.
– Tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ mà vùng da xung quanh móng sẽ có thể bị nóng rát, đỏ ửng, sưng tấy hoặc ngứa.
– Khi nấm móng trở nên nặng hơn và ăn mòn nhiều vào dưới móng có thể khiến cho móng bị biến dạng, sần sùi và dày sừng lên.
2. Nấm móng chân được điều trị như thế nào?
– Điều trị thông thường
Điều trị truyền thống cho móng chân nấm ở trẻ em thường bao gồm thuốc chống nấm dạng bôi và dạng uống. Các loại thuốc chống nấm dạng uống thường bao gồm terbinafine và itraconazole. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn các loại nấm lây lan sang các móng mới, vì vậy nấm sẽ không biến mất hoàn toàn cho đến khi vùng móng chân bị ảnh hưởng đã phát triển hết. Với các trường hợp nhiễm nấm móng chân mức độ nhẹ, bác sĩ khuyên nên dùng thuốc bôi.
– Điều trị thay thế
Bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang quan tâm tới việc thử một phương pháp điều trị mới cho bệnh nấm móng chân ở trẻ. Chẳng hạn như mặc dù không có thử nghiệm lâm sàng nào chứng minh hiệu quả của việc ngâm chân trong giấm một cách dứt khoát nhưng nhiều bằng chứng cho thấy rằng giấm có thể giúp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của nấm móng tay.
Khả năng cản trở tăng trưởng nấm móng tay dường như xuất phát từ tiềm năng tạo ra một môi trường có tính axit của nấm.
>>>>>Xem thêm: Trẻ bao nhiêu tuổi thì cắt được amidan?
Bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn thử một phương pháp điều trị mới cho bệnh nấm móng chân
– Phòng ngừa
Nấm móng chân đòi hỏi phải điều trị lâu dài. Để phòng ngừa căn bệnh này, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh chân đúng cách, thường xuyên thay tất, rửa sạch và làm khô chân hàng ngày, không nên đi các loại giày dép quá chật. Khi ở những nơi công cộng như hồ bơi và phòng tập thể dục, bố mẹ cần đảm bảo trẻ luôn đi giày dép, rửa tay sạch nếu có tiếp xúc với vùng móng chân bị ảnh hưởng giảm thiểu nguy cơ lây lan nhiễm trùng.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh nấm móng tay chân ở trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể tìm hiểu để biết nguyên nhân cũng như cách điều trị cho trẻ nếu không may trẻ mắc phải.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.