Lao phổi là một bệnh hô hấp nguy hiểm, nếu không có chế độ bảo vệ bản thân phù hợp có thể dẫn tới nhiều biến chứng. Bệnh nhân lao phổi có nên uống sữa là băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Sữa cung cấp nguồn dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch tuy nhiên nếu sử dụng kháng sinh điều trị lao phổi, người bệnh cần lưu ý điều chỉnh để tránh tác dụng phụ.
Bạn đang đọc: Bệnh nhân lao phổi có nên uống sữa, giải đáp của chuyên gia
1. Lao phổi, khái niệm và đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh?
Lao phổi là căn bệnh nhiễm trùng bởi vi khuẩn lao và tác động chủ yếu đến phổi và có thể lây lan đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh có thể gặp phải đối với những người có hệ miễn dịch yếu hoặc sống trong môi trường có điều kiện vệ sinh kém.
Lao phổi cũng có thể lây lan từ người sang người nếu có tiếp xúc và những triệu chứng của bệnh có thể là: ho lâu ngày, khó thở, sốt, đau ngực…
Sốt cao không rõ nguyên nhân cũng là một biểu hiện của bệnh lao phổi
Khi thấy những dấu hiệu này, người bệnh cần đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá chuẩn xác nhất tình trạng.
2. Sữa và những lưu ý khi sử dụng đối với bệnh nhân lao phổi
2.1 Chế độ ăn uống cho người bệnh lao phổi
Người bệnh lao phổi cần lưu ý đến chế độ ăn uống bởi chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp hạn chế ảnh hưởng của bệnh đến cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh. Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh có thể đảm bảo được đủ chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể và hạn chế những ảnh hưởng từ chất kích thích.
2.2 Chuyên gia giải đáp câu hỏi bệnh nhân lao phổi có nên uống sữa?
Người bệnh lao phổi nên lưu ý khi sử dụng sữa cần lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trong chữa lao phổi bởi uống sữa cần tránh tương tác với thuốc.
Sữa được biết đến là thực phẩm cung cấp nhiều canxi, protein, vitamin D cần thiết cho sự phục hồi và phát triển của cơ thể và giúp phát triển sức khỏe xương. Sữa cũng cung cấp nhiều khoáng chất và chất béo có lợi cho sức khỏe.
Đối với người bệnh lao phổi, sữa không dẫn tới tác dụng phụ với thuốc kháng sinh, tuy nhiên người bệnh vẫn nên tránh tương tác với thuốc nếu uống sữa. Nếu có băn khoăn về chế độ ăn uống, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Sự nguy hại của không khí ô nhiễm và cách bảo vệ hệ hô hấp
Bệnh nhân lao phổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng được chế độ sống phù hợp
2.3 Bệnh nhân lao phổi có nên uống sữa? – Lượng uống và loại sữa nào phù hợp?
Người bệnh lao phổi có thể uống sữa với liều lượng không quy định cụ thể, uống sữa sao cho đầy đủ chất dinh dưỡng và cân bằng khoa học dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Bệnh nhân lao phổi cũng cần lưu ý hạn chế lạm dụng sữa tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình điều trị bệnh. Mỗi người nên bổ sung đủ lượng sữa cho cơ thể để cung cấp canxi tái tạo mô và xây dựng mô phổi tổn thương tùy theo tình trạng sức khỏe.
Người bệnh lao phổi nên chọn loại sữa để uống cho phù hợp. Theo đó, người bệnh nên bổ sung sữa ít béo hoặc sữa không béo để tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và không gây quá tải cho gan và thận.
Có thể uống sữa chua ít béo, sữa hạt hay những loại sữa đậu nành tự nhiên để bổ sung dinh dưỡng. Đồng thời nên hạn chế sữa của động vật cùng loại vì có thể tăng độ béo của cơ thể và dẫn tới quá tải cho gan và thận. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế sữa đường và sữa nhiều hương vị để giảm tình trạng tăng cân.
3. Những thực phẩm bổ sung canxi và chế độ ăn uống khuyến cáo cho người bệnh lao phổi
3.1 Những thực phẩm bổ sung canxi thay sữa cho người bệnh lao phổi
Ngoài sữa, người bệnh lao phổi có thể tham khảo một số nhóm thực phẩm sau:
– Rau xanh: rau muống, rau cải xoăn, rau chân vịt, cải thìa, cải thảo, rau ngót, rau răm…
– Hải sản: các loại cá như cá thu, cá trích, cá cơm, cá hồi… hay các loại tôm cua, mực, ốc, sứa…
– Đậu, các sản phẩm từ đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đen…
– Những sản phẩm từ sữa chứa ít lactose: phô mai, cheddar, kem, bơ…
Tuy nhiên để hạn chế dị ứng hay ảnh hưởng tới sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có thể sử dụng đúng cách các nhóm thực phẩm.
3.2 Chế độ ăn uống khuyến cáo cho người bệnh lao phổi
Khi mắc lao phổi nói riêng và các bệnh lý nói chung, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống riêng để đảm bảo điều trị và nâng cao sức khỏe. Những thực phẩm nên và không nên bổ sung cho người bệnh lao phổi bao gồm:
– Thực phẩm người bệnh lao phổi nên bổ sung:
Những loại rau xanh và trái cây gồm: cải bó xôi, dưa leo, trái cây nhiều vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch và tăng hấp thu thuốc.
>>>>>Xem thêm: Tổng quan về bệnh viêm đường hô hấp trên
Bệnh nhân lao phổi nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi
Những thực phẩm chứa nhiều đạm như: thịt, trứng, cá, đậu, đỗ… để cung cấp nhiều năng lượng và đảm bảo sức khỏe nhanh phục hồi.
Các loại dầu thực vật có chứa chất béo không bão hòa gồm: dầu oliu, dầu hạt cải, dầu dừa để tăng cường đề kháng và hấp thu vitamin D.
Nên uống đủ nước và duy trì mức cân nặng hợp lý đảm bảo sức khỏe.
– Những thực phẩm người bệnh lao phổi nên hạn chế:
Những thực phẩm nhiều đường, chất béo bão hòa và muối như: đồ nướng, đồ uống có ga, đồ chiên xào dầu mỡ… khiến tăng nguy cơ tim mạch, tiểu đường làm sức khỏe suy yếu ảnh hưởng tới điều trị.
Những thực phẩm từ sữa nhiều chất béo, kẹo bánh, phô mai… ảnh hưởng tới hấp thu kháng sinh có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nói chung và tình hình bệnh lao phổi nói riêng. Do đó, người bệnh nên có sự phòng tránh phù hợp để bảo vệ sức khỏe.
Những thông tin trên đã giải đáp cho câu hỏi bệnh nhân lao phổi có nên uống sữa và tư vấn từ chuyên gia về chế độ ăn uống cho người bệnh. Qua đây mỗi bệnh nhân cần có ý thức rèn luyện trong ăn uống để hạn chế tối đa những nguy cơ và biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.