Sỏi thận và gout là 2 bệnh lý đang ngày càng trở nên phổ biến, mà nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý trên chủ yếu là do tăng acid uric trong máu. Có khoảng 20% bệnh nhân mắc bệnh gout có thể bị sỏi thận, đặc biệt là sỏi acid uric. Hãy cùng tìm hiểu lý do khiến bệnh nhân mắc gout lại có nguy cơ cao bị sỏi thận như vậy qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Bệnh nhân mắc bệnh gout có thể bị sỏi thận acid uric
CÁC LOẠI SỎI THẬN THƯỜNG GẶP
Các loại sỏi thận thường gặp bao gồm sỏi canxi oxalate, sỏi acid uric, sỏi struvite, sỏi cystin.
Trong đó sỏi acid uric cũng là một trong các loại sỏi thận phổ biến. Sự lắng đọng của uric tại thận là nguyên nhân chính gây nên sỏi uric, hay gặp ở những người có nồng độ axit uric cao trong máu (rối loạn chuyển hóa purin).
sỏi Những người mặc bệnh gout có thể dẫn đến sỏi thận acid uric
Tại sao bệnh nhân mắc gout lại có nguy cơ cao bị sỏi thận acid uric
Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa, biểu hiện bằng những đợt viêm khớp cấp tính và lắng đọng natri urat trong các tổ chức khớp. Khi bệnh kéo dài và nồng độ axit uric trong máu không được kiểm soát sẽ dẫn đến hàng loạt những biến chứng như: viêm khớp, sỏi thận, suy thận…
Khoảng 20% bệnh nhân mắc bệnh gout bị sỏi thận do chính tinh thể urate lắng đọng gây ra làm tắc nghẽn đường tiết niệu.
Tìm hiểu thêm: Điều trị vôi hóa cột sống và những điều cần lưu ý
Bệnh nhân mắc bệnh gout bị sỏi thận do chính tinh thể urate lắng đọng gây ra làm tắc nghẽn đường tiết niệu (ảnh minh họa)
Một số nguyên nhân gây tăng acid uric máu
Bệnh gout là nguyên nhân hay gặp nhất gây tăng acid uric máu. Tăng acid uric máu trong bệnh gout có thể do một số nguyên nhân sau:
Ăn thức ăn chứa nhiều purin
Dùng các thức ăn chứa nhiều purin, đặc biệt là thịt đỏ (thịt trâu, bò, thịt chó), hải sản, tôm làm tăng acid uric máu.
Rượu (ethanol)
Rượu làm tăng sản xuất axit lactic dẫn đến cạnh tranh đào thải với acid uric tại thận và làm tăng acid uric.
Rượu cũng làm giảm bài tiết acid uric qua đường thận do gây mất nước nhanh.
Bia
Bia là sản phẩm phụ của quá trình lên men, góp phần bổ sung một nguồn purin làm tăng sản xuất acid uric.
Một số thuốc điều trị gout làm tăng acid uric máu
Thuốc thường gặp nhất là nhóm corticoid (uống và tiêm) được sử dụng trong điều trị bệnh gout và một số bệnh khác. Với bệnh gout, corticoid có tác dụng chống viêm, giảm đau nhưng khi hết thuốc, bệnh gout dễ tái phát, mặt khác thuốc có tác dụng làm gia tăng acid uric máu.
Phòng ngừa bệnh gout cũng như nguy cơ sỏi thận
Để bệnh gout không làm tăng nguy cơ sỏi thận thì bạn nên đi khám và có biện pháp điều trị bệnh gout sớm. Nếu bị gout và sỏi thận thì bạn cần làm biện pháp điều trị sỏi thận cũng như bệnh gout kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Thoái hóa cột sống cổ uống thuốc gì an toàn và hiệu quả?
Bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để tránh tăng axit uric máu gây nên bệnh sỏi thận cũng như bệnh gout
Ngoài ra, cần lưu ý những điều sau:
Chế độ ăn uống
Cần thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, ăn nhiều rau, trái cây để tránh nguy cơ bệnh gout, cũng như hạn chế sự hình thành sỏi thận.
Không nên nhịn đói vì acid uric trong máu tăng cao khi đói.
Uống nhiều nước
Cần uống nhiều nước (khoảng 2 lít nước/ngày), đặc biệt là bổ sung nước khoáng kiềm (để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu.
Không dùng chất kích thích như rượu, bia để tránh sự hình thành gout và sỏi thận.
Chế độ sinh hoạt khoa học
Nên có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất (tránh lạnh, lao động quá mức, chấn thương, stress…).
Tránh sử dụng một số thuốc
Bệnh nhân gout cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như thuốc lợi tiểu, corticoid…
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.