Thay khớp háng bao lâu thì đi được là vấn đề người bệnh cần quan tâm khi thực hiện phương pháp phẫu thuật này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho thắc mắc trên cùng các vấn đề liên quan.
Bạn đang đọc: Bệnh nhân sau khi thay khớp háng bao lâu thì đi được?
1. Giải đáp: Thay khớp háng bao lâu thì đi được?
1.1. Điều cần biết trước khi tìm hiểu vấn đề thay khớp háng bao lâu thì đi được
Việc điều trị sau phẫu thuật thay khớp háng chiếm vai trò hết sức quan trọng và tương đương với phẫu thuật. Thông thường, bệnh nhân sau khi thay khớp háng cần nằm viện từ khoảng 3-5 ngày cho tới khi có thể độc lập trong sinh hoạt. Các tiến bộ y khoa hiện nay đang mong muốn ngày càng rút ngắn thời gian này thậm chí là bệnh nhân có thể ra viện trong ngày.
Sau khi phẫu thuật, ngoài việc dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng, việc quản lý cơn đau đóng một vai trò quan trọng để giúp bệnh nhân có thể mau chóng quay trở lại vận động.
Phương pháp vật lý trị liệu sớm và phục hồi chức năng sau khi xuất viện sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng huyết khối tĩnh mạch, giúp cho bệnh nhân khôi phục sức mạnh ở vùng hông và nhanh chóng quay lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Thời điểm bắt đầu thực hiện, cường độ luyện tập và các bài tập nên được tham khảo từ cả phẫu thuật viên và bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng để giúp phòng ngừa việc bị trật khớp.
1.2. Vậy bệnh nhân sau khi phẫu thuật thay khớp háng bao lâu thì đi được?
Có thể nói, thời gian phục hồi của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Thông thường, bệnh nhân có thể chấm dứt cơn đau và quay trở lại hoạt động trong vòng 3 đến 6 tháng, tuy vậy cũng có trường hợp người bệnh cần đến 1 năm. Sau khoảng thời gian đó, bệnh nhân có thể quay lại các hoạt động như leo cầu thang, đi bộ hoặc đi xe đạp. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tránh các hoạt động nặng, các bộ môn thể thao cường độ cao hoặc tập luyện yoga với các động tác đặc biệt.
Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân quay lại tái khám thường xuyên để có thể kiểm tra xương và tư vấn chế độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Trên thực tế, thời gian phục hồi của mỗi bệnh nhân là khác nhau bởi nhiều yếu tố
2. Tập phục hồi chức năng và chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
Chương trình tập luyện phục hồi chức năng cần phải được bắt đầu từ sớm ngay sau khi phẫu thuật. Nó bao gồm các nội dung như: giảm đau, tập luyện giúp tăng cường sức mạnh nhóm cơ, chỉnh sửa lại dáng đi, cải thiện khả năng di chuyển và thực hiện các công việc thường ngày.
2.1. Giảm đau
Sau khi phẫu thuật, người bệnh thường có cảm giác bị đau sâu tại vùng bẹn và đau âm ỉ dọc từ vùng đùi kéo dài khoảng từ 1 tới 3 tháng. Chườm lạnh là phương pháp giúp giảm đau không dùng thuốc phổ biến nhất, thường được bệnh nhân áp dụng đầu tiên để giúp giảm đau và sưng nề vết mổ. Người bệnh nên được chườm lạnh trong khoảng 15 tới 20 phút. Chân phẫu thuật của bệnh nhân cần được kê cao khoảng 15 tới 30 độ để giúp tăng lưu thông máu tĩnh mạch trở về, hạn chế tình trạng phù nề chèn ép.
Ngoài ra, những bài tập kéo giãn cơ, thuốc giảm đau, phương pháp kích thích thần kinh qua da cũng giúp kiểm soát cảm giác bị đau ở người bệnh.
2.2. Tập luyện
Việc tập luyện cần được thực hiện với các bài tập nhỏ giúp hỗ trợ tuần hoàn và phòng chống hiện tượng tắc mạch chi. Người bệnh nên tiến hành gấp duỗi cổ chân, xoay cổ chân một cách nhẹ nhàng, các động tác này có thể được thực hiện ngay tại giường bệnh trong ngày đầu sau khi phẫu thuật. Mỗi động tác nên được thực hiện khoảng từ 3 tới 4 lần mỗi ngày và được lặp lại 5 tới 10 nhịp trong một lần tập.
Để không làm cứng phần khớp gối, người bệnh cũng nên luyện tập vận động khớp gối bằng cách thực hiện kéo gót chân về mông và dựng gối thẳng. Động tác này dễ thực hiện hơn khi ở tư thế ngồi và lặp lại 3 tới 4 lần một ngày.
Tăng cường sức mạnh ở các nhóm cơ thuộc vùng mông và đùi bằng cách siết chặt mông và gồng phần cơ đùi, giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 tới 10 giây, lặp lại 3 tới 4 lần mỗi ngày.
Vào những ngày tiếp theo, bệnh nhân nên luyện tập đứng một mình. Đồng thời họ cần có các điểm tựa như tường hoặc thành giường bệnh, không nên để bệnh nhân luyện tập một mình mà cần luôn luôn có người giám sát hỗ trợ bên cạnh.
Tìm hiểu thêm: Bị tê đầu ngón tay NÊN đi khám ở đâu? Bệnh viện nào TỐT Nhất?
Việc tập luyện phục hồi chức năng đóng vai trò vô cùng quan trọng với bệnh nhân
3. Lưu ý cho bệnh nhân khi tập phục hồi sau mổ thay khớp háng
Để tránh gây tổn thương cho khớp háng mới, trong quá trình luyện tập phục hồi sau phẫu thuật thay khớp háng, bệnh nhân nên tránh thực hiện các tư thế xấu như:
– Tư thế bắt chéo chân được phẫu thuật sang chân lành dù là ở tư thế ngồi hay nằm
– Tư thế ngồi xổm
– Tư thế gập đùi vào vùng bụng quá nhiều
– Tư thế cúi khom người để nhặt đồ đánh rơi dưới đất hoặc để mang giày
– Tư thế mang vác các vật nặng
– Tư thế bàn chân xoay vào bên trong quá mức và khép háng
Ngoài ra, cần tránh chơi các môn thể thao có sự va chạm mạnh, các hoạt động gắng sức như chạy marathon, bóng đá, bóng chuyền, nhảy xa,…
>>>>>Xem thêm: Sốt và đau khớp ở trẻ kèm theo đỏ và sưng hay không
Người bệnh sau phẫu thuật cần hạn chế mang vác nặng
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi thay khớp háng bao lâu thì có thể đi lại được. Bên cạnh đó, bạn đừng quên việc chú trọng tập luyện phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe để giúp phòng chống tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng, chảy máu sau thay khớp và sớm trở lại hoạt động thường ngày.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.