Bệnh nhân sỏi thận kiêng rau gì để tăng hiệu quả điều trị?

Sỏi thận là căn bệnh thầm lặng phổ biến hiện nay nhưng lại rất nguy hiểm. Đặc biệt đối với bệnh lý này, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát. Vì thế, sỏi thận kiêng rau gì và chế đô ăn uống cho các bệnh nhân sỏi thận như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người bệnh.

Bạn đang đọc: Bệnh nhân sỏi thận kiêng rau gì để tăng hiệu quả điều trị?

1. Bệnh nhân sỏi thận kiêng rau gì?

Các loại rau xanh thường rất tốt cho sức khỏe. Vì loại thực phẩm này cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân sỏi thận có một số loại rau mà nên tránh.  Điều này có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả.

1.1. Các loại rau giàu oxalat

Nếu bạn ăn quá nhiều nhóm giàu oxalat sẽ khiến cho bệnh sỏi thận diễn tiến theo chiều hướng xấu và khó điều trị hơn.

Các loại rau giàu oxalat gồm: cải bó xôi, các loại đậu, củ cải đường, rau muống… Đặc biệt củ cải đường vốn là thực phẩm chứa nhiều vitamin giúp giảm viêm nhiễm. Tuy nhiên khi bạn đang bị sỏi thận thì hãy tránh sử dụng củ cải đường. Vì các chất oxalat có trong củ cải đường ảnh hưởng nhiều, gây ức chế hấp thu canxi và kẽm, đồng thời dễ hình thành các sỏi oxalat.

Bệnh nhân sỏi thận kiêng rau gì để tăng hiệu quả điều trị?

Các loại rau chứa nhiều chất oxalat gây ức chế hấp thu canxi và kẽm, đồng thời dễ hình thành các sỏi oxalat

1.2. Các loại rau giàu kali

Các loại rau củ giàu kali: cà chua, khoai tây, rau chân vịt, bơ, chuối, hoa quả sấy khô, các loại đậu…

Những người mắc sỏi thận cần hạn chế các thực phẩm giàu kali để tránh gây cho thận phải làm việc quá tải.  Từ dó tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như suy tim.

2. Các loại rau tốt cho người bị sỏi thận

Bên cạnh thắc mắc bị sỏi thận kiêng rau gì, nhiều người bệnh cũng băn khoăn về các loại rau tốt cho bệnh sỏi thận. Theo các chuyên gia, để hỗ trợ điều trị sỏi thận người bệnh cần chú ý bổ sung các loại rau sau:

2.1. Các loại rau chứa vitamin A

Các loại rau chứa nhiều vitamin A như bí ngô, cải xoăn… có tác dụng chống lại sự hình thành sỏi thận, dưỡng chất này góp phần điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu.

2.2. Bổ sung phù hợp các loại rau chứa vitamin B6

Vitamin B6 có khả năng làm giảm lượng oxalate, ngăn chặn kết tủa sỏi oxalat trong nước tiểu. Mỗi người cần cung cấp 20-30 mg vitamin B6 mỗi ngày từ các nguồn thực phẩm như đậu đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ…

Tìm hiểu thêm: Các cách điều trị sỏi bàng quang hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh nhân sỏi thận kiêng rau gì để tăng hiệu quả điều trị?

Bên cạnh việc tìm hiểu các loai rau nên tránh, bệnh nhân cũng cần biết các loại thực phẩm tốt cho người bị sỏi.

2.3. Các loại thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan

Người bị sỏi thận nên sử dụng chất xơ không hòa tan bởi nó có khả năng hấp thụ lượng canxi trong nước tiểu. Hơn nữa, nó sẽ kết hợp với canxi trong ruột để bài tiết qua phân, hạn chế bài tiết qua nước tiểu.

Do đó, bệnh nhân sỏi thận nên lựa chọn nguồn chất xơ không hòa tan có trong cà rốt, củ cải trắng, bông cải xanh, gạo, lúa mạch, lúa mì để bổ sung vào khẩu phần ăn uống hàng ngày.

3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sỏi thận

Nắm được sỏi thận kiêng rau gì, nên ăn rau gì có ý nghĩa rất lớn quá trình chữa bệnh sỏi thận. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý các yếu tố dinh dưỡng khác. Đồng thời duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, cụ thể:

– Uống đủ nước mỗi ngày, cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có.

– Hạn chế ăn quá nhiều thịt động vật, giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat, hạn chế muối và mỡ…

– Tăng cường luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức… để hạn chế khả năng hình thành sỏi thận và giúp đào thải các viên sỏi thận được dễ dàng hơn.

Bệnh nhân sỏi thận kiêng rau gì để tăng hiệu quả điều trị?

>>>>>Xem thêm: Mách bạn cách phục hồi sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật

Các chuyên gia thận – tiết niệu có thể tư vấn chế độ ăn cho người bị sỏi thận để phòng và điều trị bệnh hiệu quả

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức để điều trị và phòng ngừa sỏi tái phát. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *