Thoái hóa khớp nói chung đều làm suy giảm khả năng vận động, di chuyển của người bệnh. Dù vậy, bác sĩ vẫn khuyến khích bệnh nhân nên tập luyện thường xuyên và đúng cách để cải thiện tình trạng. Vậy với bệnh nhân thoái hóa khớp gối có nên tập yoga hay không, và tập như thế nào?
Bạn đang đọc: Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không?
1. Tác dụng của vận động với khớp gối bị thoái hóa
Trong các khớp, khớp gối luôn vận động nhiều nhất. Do vậy nó có nguy cơ thoái hóa cao hơn. Khi di chuyển, cơn đau khớp gối ập tới khiến người bệnh khó chịu và dừng tập lại.
Nhiều quan điểm cho rằng, tập thể dục khiến viêm khớp và đau gối trở nên nghiêm trọng hơn. Trên thực tế, theo các nghiên cứu hiện nay, thể thao không gây viêm hay tổn thương sụn khớp. Nó hỗ trợ lưu thông chất nhờn trong khớp. Ngoài ra tập luyện cũng được áp dụng để cải thiện hiệu quả các triệu chứng khác của thoái hóa khớp gối.
1.1. Chọn bài tập
Khác với người bình thường, bệnh nhân khớp gối thoái hóa cần chú ý nhiều hơn khi vận động hay tập thể thao. Thực sự không phải bài tập nào cũng thích hợp với họ. Người bệnh cần tìm hiểu và chọn lựa kỹ bài tập hay bộ môn phù hợp, được bác sĩ điều trị đồng ý.
Môn thể thao thích hợp là vô cùng cần thiết với người bị bệnh khớp
Riêng với những môn đòi hỏi di chuyển và dùng sức nhiều như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,… sẽ gây áp lực tới thành khớp, tổn thương tế bào sụn khớp. Kéo theo đó là khớp thoái hóa nặng nề hơn. Do vậy mà môn thể thao thích hợp với thể trạng bệnh là vô cùng cần thiết với người bị bệnh khớp.
1.2. Tần suất vận động
Ngoài chọn bộ môn, cường độ tập luyện cũng là điều đáng bàn. Thời gian đầu, người bệnh sẽ cảm thấy đau do chưa thích nghi với bài tập và cường độ. Họ cần có lộ trình tập luyện từ nhẹ tới tăng dần lên, cũng không nên lạm dụng hay quá sức để tránh gây áp lực và đau đớn cho khớp.
Đi bộ nhẹ nhàng là bộ môn lý tưởng cho người bị khớp
2. Giải đáp những vấn đề xung quanh “Thoái hóa khớp gối có nên tập yoga”
Như đã đề cập, người bị thoái hóa khớp gối cần chọn cho mình bộ môn vận động phù hợp. Vậy yoga liệu có phải lựa chọn đúng đắn cho bệnh nhân?
2.1. Người bệnh thoái hóa khớp có nên tập yoga?
Xuất phát từ Ấn Độ, yoga là bộ môn gồm những động tác chuyển động nhẹ nhàng, chậm rãi điều hòa theo từng nhịp thở. Nó đem lại lợi ích cả về thể chất và tinh thần cho người tập. Đặc biệt với bệnh nhân bị bệnh lý xương khớp, thoái hóa khớp gối, đây là lựa chọn vận động tuyệt vời bởi:
– Kích thích chất dịch khớp sản xuất nhiều hơn, bôi trơn khớp gối, hạn chế cơ cứng khớp
– Cải thiện và hỗ trợ lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là phần đầu gối
– Tăng độ dẻo dai, linh hoạt
– Giảm thiểu các cơn đau khớp cùng các triệu chứng bệnh thoái hóa
– Ổn định cân nặng, hạn chế áp lực lên khớp gối
– Hỗ trợ tiếp thu chất dinh dưỡng
– Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật gãy xương cánh tay tại Bệnh viện Thu Cúc
Với bệnh nhân bị bệnh lý xương khớp, thoái hóa khớp gối, yoga là lựa chọn vận động tuyệt vời
Do tính chất không quá phức tạp, yoga có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh khi tập cần tham khảo ý kiến bác sĩ, có chuyên gia hướng dẫn tập đúng, đủ theo nguyên tắc cơ bản, tránh làm sai dẫn tới tác dụng ngược.
2.2. Hướng dẫn tập yoga đúng cách cho người bị bệnh khớp
Với bệnh nhân thoái hóa khớp, nguyên tắc khi tập luyện là cần chậm rãi, nhẹ nhàng. Ý nghĩ và hơi thở cần tập trung theo từng chuyển động. Một số động tác cơ bản phù hợp với người thoái hóa khớp dạng nhẹ như:
– Tư thế đạp xe đạp
– Tư thế gập người vươn mình
– Tư thế cây cầu
Tuy nhiên nếu bệnh nhân bị thoái hóa nặng thì nên hạn chế di chuyển. Những động tác mạnh như gập người, xoay gối, bẻ lưng cần tránh bởi có thể gây hại cho khớp. Nguyên nhân chính là do sức ép đè lên các mặt sụn bị thoái hóa, làm tổn thương, viêm khớp. Do vậy mà khi tập yoga, người bệnh nên tránh các động tác vận động mạnh hay đi lại nhiều.
Tư thế cây cầu trong yoga
3. Lưu ý cho người thoái hóa khớp gối khi tập yoga
Với người gặp vấn đề về khớp, trước và trong khi vận động sẽ cần chuẩn bị kỹ càng kèm những lưu ý đặc biệt để tránh chấn thương như:
– Chọn giày chuyên dụng với size vừa vặn, đế dày, êm, chống trơn trượt, độ đàn hồi tốt
– Chuẩn bị đủ nước uống bổ sung khi tập
– Chọn không gian tập rộng rãi, thoáng mát, có thảm tập hỗ trợ
– Khởi động trước tập và thư giãn sau tập kỹ càng ít nhất 20’
– Thời điểm tập thích hợp là sáng sớm hoặc buổi tối
– Một buổi tập kéo dài từ 30-60’, tần suất từ 3-4 buổi/tuần
– Lựa chọn bài tập yoga phù hợp, tránh các bài áp lực nặng lên khớp
– Ngưng tập ngay khi khớp gối có dấu hiệu sưng, đau bất thường
>>>>>Xem thêm: Bác sĩ cơ xương khớp giỏi ở Hà Nội
Chọn không gian tập rộng rãi, thoáng mát, có thảm tập hỗ trợ
Trên hết toàn bộ việc tập cũng như bài tập, tần suất, thời gian cần có ý kiến tư vấn của bác sĩ chữa trị. Điều này giúp bệnh nhân có kết quả tốt hơn khi luyện tập cũng như tránh những hệ quả không đáng có xảy ra.
Như vậy, câu trả lời cho vấn đề ở đầu bài là “CÓ”. Người bệnh thoái hóa khớp gối nên tập yoga kết hợp với các phương pháp điều trị bệnh, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phục hồi khớp. Tuy nhiên việc tập luyện phải dựa trên khoa học, phù hợp với thể trạng của mỗi người.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.