Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa khỏi không?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xảy ra ở lứa tuổi thanh niên và người có tuổi đặc biệt là những người có tiền sử hút thuốc lá. Tỷ lệ tử vong về bệnh này trên thế giới được xếp vào hàng thứ tư. Vì thế vấn đề bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa khỏi không là vấn đề nhiều người quan tâm, băn khoăn cần được giải đáp.

Bạn đang đọc: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa khỏi không?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí ở phổi làm gia tăng lượng khí trong phổi và khiến bệnh nhân khó thở.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa khỏi không?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do bệnh nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại với hệ hô hấp như: Khói thuốc lá, khí thải xe, ô nhiễm môi trường. Khi bố bạn bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì các phế nang trong phổi đã bị căng giãn ra, vì thế dù có điều trị thì các phế nang đã bị căng giãn cũng không thể trở lại như ban đầu.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa khỏi không?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm do bệnh diễn tiến âm thầm. Hầu hết các bệnh nhân thường đến khám bác sỹ khi bệnh đã nặng, chức năng hô hấp đã kém đi.

Tìm hiểu thêm: Một số câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa khỏi không?

Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính người bệnh cần bỏ thuốc lá hoàn toàn

Khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau: Thuốc giãn phế quản, glucocorticoid, long đờm và oxygen,.. tùy vào tình trạng tiến triển của bệnh và khả năng thích ứng thuốc của người bệnh mà bác sĩ chỉ định liều lượng khác nhau.

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cần thực hiện nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ như: bỏ hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói thuốc để tránh việc tế bào của niêm mạc phế quản bị tổn thương; tiêm vaccine cúm đầy đủ để tránh các đợt bội nhiễm từ đó ngăn ngừa được đợt cấp của bệnh…

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa khỏi không?

>>>>>Xem thêm: 7 biểu hiện của bệnh phổi bạn cần biết

Khám và điều trị với giáo sư hô hấp hàng đầu tại bệnh viện Thu Cúc

Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn hoặc có dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể liên hệ bệnh viện Thu Cúc hoặc tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị với giáo sư chuyên khoa hô hấp giỏi. Liên hệ đặt lịch hẹn qua hệ thống tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn hỗ trợ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *