Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già cần lưu ý điều gì

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già không phải là trường hợp hiếm gặp, đặc biệt ở những người có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhều năm, hoặc có nghề nghiệp liên quan đến khói bụi, hóa chất… Tình trạng bệnh gia tăng dần theo thời gian, không thể điều trị khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bạn đang đọc: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già cần lưu ý điều gì

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già

Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc: đây là nguyên nhân chính chiếm tới hơn 90% số trường hợp mắc bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già cần lưu ý điều gì

Thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc cũng là nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già

Thường xuyên hít phải không khí bị ô nhiễm: bụi đường, khói than, khói công nghiệp, đốt lò gạch… cũng khiến người cao tuổi mắc bệnh.

Đặc biệt, ở người già do sức đề kháng và chức năng hô hấp giảm sút nên dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn người bình thường.

Triệu chứng của bệnh

 

Các triệu chứng chính khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là ho dai dẳng, khạc đờm, khó thở, thở khò khè. Khó thở ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiến triển ngày càng nặng hơn, dai dẳng ngày này qua ngày khác, làm cho bệnh nhân luôn cảm thấy nặng ngực, thiếu khí, hụt hơi.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính và cách phòng ngừa

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già cần lưu ý điều gì

Bệnh thường gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, khiến người bệnh khó thở, ho dai dẳng, đau tức ngực

Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo từng giai đoạn. Thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh hoặc kết hợp với kháng cholinergic có thể dùng bất kì giai đoạn nào khi có cơn khó thở.

Từ giai đoạn sau, bệnh nhân được cho dùng thêm thuốc giãn phế quản tác dụng dài. Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh được cho dùng thêm các thuốc corticoid dạng hít như khi có các đợt khó thở cấp tái phát hoặc được cân nhắc cho dùng thêm oxy lâu dài.

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể hay bị các đợt khó thở cấp tính còn gọi là đợt kịch phát, nguyên nhân chính thường do nhiễm trùng đường thở hoặc ô nhiễm không khí. Khi lên cơn cấp, bệnh nhân cần nhanh chóng sử dụng các thuốc xịt, bơm giãn phế quản và đến bệnh viện để được điều trị nhằm tránh biến chứng suy hô hấp, nhiễm trùng nặng, thậm chí tử vong.

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hết sức chú ý tới chế độ ăn. Nhiều nghiên cứu cho thấy trên 25% số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị suy dinh dưỡng vì khi ăn họ dễ cảm thấy mệt (do lồng ngực bị căng lên làm thể tích khoang bụng giảm) và khó thở nên chán ăn và ăn ít, dẫn tới  suy dinh dưỡng.  Do vậy chế độ ăn cần chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày (4-6 bữa), nên ăn chậm, nhai kĩ, tránh dùng đồ ăn thức uống có gas hoặc gây đầy hơi.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già cần lưu ý điều gì

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây ho kéo dài ở trẻ những ngày giao mùa

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện sớm tình trạng sức khỏe

Về chế độ vận động, người cao tuổi cần chọn lựa các môn thể thao phù hợp với sức khỏe và điều kiện của mình như: đi bộ, đi xe đạp, tập khí công, dưỡng sinh. Đây là những môn thể dục khá nhẹ nhàng, không quá gắng sức và chỉ nên tập trong môi trường trong lành, thoáng đãng, thời tiết ấm áp, không gió, mưa, lạnh.

Trong quá trình tập, người bệnh nên chú ý tập thở, luyện để hơi thở được sâu và dài, tốt cho sự hoạt động của phổi và các phế nang.

Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn cần được giải đáp cụ thể về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già hoặc đặt hẹn thăm khám với giáo sư hô hấp hàng đầu có thể liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *