Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính(hay bệnh COPD) là bệnh viêm phổi kéo dài gây ra khi khí bị tắc nghẽn từ trong phổi. Những triệu chứng bệnh có thể tương tự như bệnh hô hấp hoặc cảm cúm thông thường nhưng nếu để kéo dài có thể dẫn tới nguy cơ bệnh tim, bệnh ung thư và những bệnh lý nguy hiểm khác.

Bạn đang đọc: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, triệu chứng, cách điều trị

1. Tìm hiểu sơ lược về sự hình thành của bệnh COPD

1.1 Khái niệm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?

Phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh viêm phổi xuất hiện khi có luồng khí tắc nghẽn trong phổi với những dấu hiệu nhận diện là: khó thở, ho, thở khò khè hoặc có chất nhầy… Bệnh hình thành bởi quá trình tiếp xúc kéo dài với những khí độc hại hoặc chất kích thích, đặc biệt là khói thuốc lá. Những bệnh nhân bị COPD có khả năng cao mắc bệnh tim, ung thư phổi và nhiều bệnh lý khác.

Căn bệnh này được chia thành: khí phế thũng(tổn thương ở túi khí trong phổi), viêm phế quản mạn tính(đặc trưng với tình trạng tiết đờm nhầy ở phế quản và ho khạc đờm khoảng 3 tháng liên tục kéo dài trong liên tiếp 2 năm).

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, triệu chứng, cách điều trị

Viêm phế quản kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bênh phổi tắc nghẽn

Bệnh COPD là bệnh phổ biến đối với những người trung niên hoặc người bệnh cao tuổi có hút thuốc nhiều năm. Tuy nhiên, không nhiều bệnh nhân biết mình mắc phải căn bệnh này và chủ quan với triệu chứng bệnh dẫn tới tồi tệ hơn theo thời gian và hạn chế những hoạt động sinh hoạt dù có thể điều trị được.

Căn bệnh này xảy ra khi phổi có tình trạng viêm, thương tổn và hẹp ống dẫn khí bởi hút thuốc. Một số trường hợp người bệnh chưa bao giờ hút thuốc nhưng có thể mắc bệnh nếu có tình trạng: giãn phế quản, di chứng lao phổi, hen suyễn, tiếp xúc thời gian dài với khói bụi hay chất độc hại, vấn đề di truyền hiếm gặp khiến phổi dễ tổn thương…

Trong đó, nguyên nhân xuất phát từ hút thuốc lá được coi là phổ biến hàng đầu. Thời gian hút thuốc càng lâu thì khả năng mắc bệnh càng cao.

1.2 Những triệu chứng điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

So với các bệnh hô hấp thông thường, COPD có nhiều điểm tương đồng tuy nhiên có một số đặc trưng như sau:

– Khó thở, khó chịu đặc biệt khi hoạt động

– Ho khan hoặc ho kèm đờm hay có máu sau ho

– Nhiễm trùng ở vùng ngực thường xuyên mà không rõ lý do

– Khò khè khó chịu, đôi khi thở hụt hơi.

Những triệu chứng bệnh thường có xu hướng nặng hơn theo thời gian và có thể có những giai đoạn cấp hoặc bùng phát dẫn tới tình hình nghiêm trọng và tồi tệ hơn. Ngoài ra bệnh cũng có thể diễn biến khác nhau ở từng tình trạng bệnh nhân bởi sức khỏe và cơ địa của mỗi người khác nhau.

Bệnh COPD có thể tiến triển và biến đổi với tình trạng khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Có trường hợp không thể chữa khỏi hoàn toàn hay cải thiện nhưng có thể kiểm soát tình trạng để bệnh không nghiêm trọng hơn hay ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày.

Nhưng một số trường hợp, bệnh COPD có thể trở nên tồi tệ hơn dù đã điều trị và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

2. Điều trị và phòng ngừa sớm căn bệnh nguy hiểm này với bác sĩ chuyên khoa

2.1 Thăm khám với chuyên gia ngay khi nhận thấy những dấu hiệu phổi tắc nghẽn mạn tính

Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu thấy những triệu chứng bệnh dai dẳng, đặc biệt khi có tình trạng hút thuốc trong thời gian dài và độ tuổi từ 35 trở lên. Tuyệt đối không nên chủ quan bởi căn bệnh này cần được điều trị càng sớm càng tốt trước khi làm tổn thương phổi nhiều hơn.

Tìm hiểu thêm: Cách loại bỏ viêm cổ tử cung lộ tuyến

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, triệu chứng, cách điều trị

Ngay khi thấy những dấu hiệu phổi bất thường, bệnh nhân nên thăm khám với chuyên gia để chẩn đoán bệnh

Thời điểm thăm khám, bác sĩ có thể hỏi triệu chứng và tiền sử hút thuốc của người bệnh, sau đó chỉ định đo chức năng hô hấp và chụp X – quang ngực để chẩn đoán bệnh, loại trừ nguy cơ bệnh hô hấp khác.

2.2 Điều trị tình trạng phổi tắc nghẽn mạn tính bằng các phương pháp nào?

Khi phổi bị thương tổn do COPD, những thương tổn này là vĩnh viễn và việc điều trị có thể làm chậm sự tiến triển của quá trình này thông qua:

– Bỏ thuốc lá: ngăn chặn từ nguyên nhân gây ra bệnh chính là điều người bệnh cần ưu tiên thực hiện

– Ống hít và thuốc: hỗ trợ bệnh nhân cải thiện việc hô hấp để thở dễ dàng hơn, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc phù hợp theo tình trạng của bệnh nhân

– Kháng sinh: dùng kháng sinh nếu người bệnh gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn ở phế quản của phổi

– Thuốc hỗ trợ: long đờm, điều trị các bệnh nền, dinh dưỡng để hạn chế bệnh nặng hơn

– Thở oxy, thở máy và tập thể dục cho phổi, tập ho, vỗ rung và tập thở để cải thiện tình trạng

– Ghép phổi: được chỉ định cho ít trường hợp, đa số khi bóng khí lớn hay có biến chứng tràn khí ở phổi.

Mỗi bệnh nhân có tình trạng tổn thương phổi khác nhau sẽ được chỉ định phác đồ điều trị linh hoạt khác nhau.

2.3 Ngăn chặn sớm tình trạng phổi tắc nghẽn mạn tính như thế nào?

Đa số các trường hợp COPD có thể phòng ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc nếu tránh được thói quen hút thuốc lá, thuốc lào. Ngừng thói quen này có thể ngăn chặn thương tổn trong phổi trước khi chúng diễn biến nặng làm tổn thương phổi nghiêm trọng.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, triệu chứng, cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Mách bạn cách massage giảm đau viêm xoang

Có thể ngăn chặn nguy cơ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thông qua bỏ thói quen hút thuốc

Người bệnh có nguy cơ cao cũng cần theo dõi và thăm khám bệnh thường xuyên ở các cơ sở y tế uy tín để đánh giá chức năng hô hấp, tư vấn và điều trị dự phòng cho tình trạng bệnh.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tiêm vắc xin phế cầu, vắc xin cúm để giảm nguy cơ bệnh khởi phát. Nên chọn những cơ sở y tế có chất lượng tốt để thực hiện tiêm vắc xin, thăm khám và điều trị bệnh phổi để tránh những nguy cơ không đáng có về sức khỏe.

Hi vọng những thông tin về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên đây có thể giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan về tình trạng này, đồng thời biết được tầm quan trọng của việc phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bệnh xảy ra, điều trị sớm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *