Bệnh quai bị là bệnh nhiễm virus của các tuyến nước bọt thường xuất hiện vào mùa xuân hè và ở trẻ nhỏ. Tìm hiểu bệnh quai bị – nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa để dễ đang đối phó với bệnh tránh biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.
Bạn đang đọc: Bệnh quai bị – nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị là bệnh nhiễm virus của các tuyến nước bọt
Quai bị còn được gọi là bệnh chàm bàm, là một bệnh lây truyền do virus Paramyxovirus gây nên. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ 5-8 tuổi, cả trẻ lớn chưa được tiêm phòng quai bị và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn.
Nguyên nhân gây bệnh quai bị
Do virus Paramyxovirus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.
Virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần, nên các nhà nghiên cứu đang nghi ngờ bệnh quai bị có thể lây qua đường phân và nước tiểu.
Triệu chứng cảnh báo bệnh quai bị
Theo các số liệu thống kê cho thấy 1/3 số người nhiễm virus gây ra bệnh quai bị nhưng không có triệu chứng. Số còn lại có xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, suy nhược, mệt mỏi, và mất cảm giác ngon miệng bắt đầu từ 14 đến 24 ngày sau khi họ bị nhiễm thực sự. Khoảng một ngày sau khi khởi phát sốt, các tuyến mang tai gần tai bắt đầu sưng lên và đau – điều này làm cho việc nhai và nuốt đau đớn. Nhiệt độ của cơ thể tăng lên đến 39,5 ° C đến 40 ° C .
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân teo tuyến thượng thận
Triệu chứng bệnh quai bị
Sưng và đau tồi tệ hơn trong 3 ngày tiếp theo và có thể mở rộng về phía trước của hàm và, đối với một số người sẽ xuống cổ, phụ thuộc vào tuyến nước bọt khác có liên quan. Trong phần lớn các trường hợp bệnh quai bị, cả hai tuyến mang tai bên phải và bên trái bị sưng. Cơn sốt thường kéo dài chỉ 1-3 ngày nhưng có thể kéo dài trong một tuần. Sưng các tuyến sẽ tan sau khoảng một tuần.
Làm thế nào phòng ngừa bệnh quai bị hiệu quả?
Tiêm vacxin phòng bệnh quai bị, bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng bệnh quai bị, để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời.
Những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị thì cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh quai bị. Lưu ý cần tiêm vắc xin phòng quai bị không quá 72h sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật u tuyến yên: Mục tiêu, cách thực hiện
Tiêm phòng và thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên
Người mắc bệnh quai bị cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
Ngoài ra có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt đường hô hấp.
Lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể hạn chế sự xâm nhập của virus gây bệnh ảnh hưởng sức khỏe.
Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để được kiểm tra theo dõi và loại trừ những nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn cần được giải đáp cụ thể về bệnh quai bị có thể liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92/0936 388 288 để được tư vấn hỗ trợ.