Không chỉ nam giới mà nữ giới cũng là đối tượng dễ mắc bệnh quai bị. Bệnh quai bị ở nữ nếu kiêng khem không đúng cách cũng có thể gây biến chứng đến cơ quan sinh sản như viêm buồng trứng.
Bạn đang đọc: Bệnh quai bị ở nữ
Theo các chuyên gia y tế, quai bị là loại bệnh thường gặp và chủ yếu tác động lên trẻ em có độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi. Bệnh quai bị thường hay xuất hiện nhiều vào mùa hè và cũng có thể xảy ra quanh năm vào những mùa thu, đông. Bệnh sẽ phát triển thành dịch ở những nơi ở tập thể đông người như trường học, khu tập thể.
Quai bị là loại bệnh thường gặp và chủ yếu tác động lên trẻ em có độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi
Bệnh quai bị là loại bệnh nhẹ nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến não như: viêm màng não và nguy hiểm hơn là sưng tinh hoàn xảy ra ở nam giới và viêm buồng trứng ở nữ giới.
Nguyên nhân bệnh quai bị
Bệnh quai bị là do virus gây nên vì vậy sẽ nhanh chóng lây lan qua đường hô hấp, ăn uống và qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi.
Bệnh xuất hiện nhiều ở các trẻ nhỏ, những trẻ lớn chưa tiêm phòng quai bị và những người trưởng thành chưa có miễn dịch quai bị, ở người lớn có thể bị nhưng tỉ lệ rất thấp. Thời gian lây lan bệnh là từ 6 ngày trước khi phát hiện bệnh hoàn toàn và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh.
Triệu chứng quai bị ở nữ giới
Triệu chứng ban đầu của bệnh là sốt cao liên tục, mệt mỏi, đau đầu, sưng đau tuyến mang tai một hoặc hai bên. Bệnh quai bị nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng như: viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm buồng trứng ở nữ giới, viêm tụy, tổn thương hệ thống thần kinh, viêm phổi…
Tìm hiểu thêm: Biến chứng bệnh quai bị
Các triệu chứng quai bị ở nữ giống với bệnh quai bị nói chung là sốt cao, mệt mỏi, đau đầu…
Biểu hiện quai bị ở nữ cũng giống như biểu hiện bệnh cảnh chung của quai bị. Với những chị em phụ nữ bị quai bị nếu không kiêng khem, điều trị đúng cách có thể gây ra biến chứng là viêm buồng trứng, thường gặp biến chứng này ở nữ đã quá tuổi dậy thì.
Tuy nhiên trường hợp này là rất hiếm gặp, việc chẩn đoán tương đối khó. Biểu hiện của viêm buồng trứng là sốt, đau và nổi cục di động ở 2 bên hố chậu, bệnh nhân có rong huyết. Nếu chỉ đau bên phải dễ nhầm với viêm ruột thừa.
Với phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể gây sinh non hoặc thai chết lưu. Do vậy với những phụ nữ có ý định sinh con thì trước khi mang thai nên đi tiêm phòng quai bị.
Cách phòng quai bị ở nữ
Quai bị là bệnh do virut gây ra nên hiện nay chưa có loại thuốc nào điều trị đặc hiệu căn bệnh này. Tuy nhiên vẫn có thể phòng ngừa quai bị bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh.
>>>>>Xem thêm: Phát hiện các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa quai bị cho trẻ
Ngoài ra, để loại bỏ nguy cơ mắc bệnh quai bị, chị em cần chú ý tránh tiếp xúc với mầm bệnh, với người mắc bệnh, không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống, khăn lau. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trong ngày, nhất là khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày nhằm tăng cường sức đề kháng. Vận động thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Đặc biệt, cần đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Từ đó có biện pháp điều trị sớm, kịp thời, hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.